Nếu bạn đang có hàng tá câu hỏi về MXC như MXC có đáng tin không, giao dịch trên MXC như thế nào, nên hay không nên thực hiện giao dịch trên MXC thì bài viết dưới đây dành cho bạn!
1. MXC là gì?
MXC là sàn giao dịch tiền điện tử thành lập vào năm 2018 tại Seychelles. Mặc dù mới ra đời nhưng sàn giao dịch này có rất nhiều yếu tố khiến nó trở nên nổi bật. Nhóm sáng chế MXC gồm những thành viên có kinh nghiệm tại các nền tảng khác nhau, đặc biệt là tài chính và blockchain.
Hiện tại, MXC có giấy phép hoạt động tại Thụy Sĩ, Úc, Canada và Mỹ. Có khoảng 371 đồng coin tương ứng 752 cặp tại sàn MXC. Khối lượng kinh doanh trung bình tại sàn khoảng trên dưới 4 tỷ USD. Ngoài ra, MXC cung cấp giao diện với khoảng 9 ngôn ngữ khác nhau để phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.
2. MXC hoạt động như thế nào?
MXC sở hữu ví lưu trữ lạnh với những thuật toán tinh vi có thể tăng cường bảo mật và an toàn cho những khoản tiền có mặt trên sàn giao dịch. Ví này được thiết kế nhằm phục vụ cho việc quản lý hàng loạt những khoản tiền điện tử lưu trữ với trị giá lên đến 500 triệu đô la. Tính đến thời điểm hiện tại, MXC vẫn chưa xuất hiện bất kỳ “drama” về vi phạm bảo mật nào. Nền tảng MXC cũng đã từng tuyên bố sử dụng công nghệ đáp ứng các giao dịch lớn với hiệu suất cao.
Tương tự những sàn giao dịch khác, MXC có những tính năng bảo mật phổ biến như xác thực 2 yếu tố bằng email hoặc Google Authenticator.
3. Các tính năng chính tại MXC
3.1. Giao diện
Giao diện của sàn MXC bao gồm hầu hết những tính năng khá điển hình: biểu đồ hình nến, sổ order, biểu mẫu order và bảng lựa chọn tài sản. Người dùng có thể lựa chọn giao diện tiêu chuẩn hoặc nâng cao. Tuy vậy, hai giao diện này tương đối giống nhau, có vẻ như chỉ khác biệt về bố cục trên trang. Sàn giao dịch này cũng cho phép sử dụng những tùy chọn USDT, ETH hay BTC và các mã token đòn bẩy.
3.2. Giao dịch
Người dùng có thể xem tất cả những tùy chọn giao dịch mua tại Tab “Buy Crypto” trên MXC. Tại đây sẽ có tất cả thông tin tiền tệ fiat được hỗ trợ tại MXC là gì. Và tất cả giao dịch đều thực hiện ngang hàng và MXC sẽ không giữ tiền của người dùng. Có thể kể đến 2 tính năng giao dịch cơ bản là P2P và giao dịch tín dụng.
Tính năng giao dịch P2P cho phép thực hiện giao dịch trực tiếp từ người dùng này qua người dùng khác. Đồng thời, người dùng cũng được đặt giá thầu cũng như yêu cầu loại tiền điện tử thanh toán chính. Lưu ý là người dùng có thể lựa chọn một vài loại tiền fiat và cả tùy chọn thanh toán, nhưng cả 2 bên giao dịch với nhau cần phải thỏa thuận và đồng ý về phương thức thanh toán sẽ được sử dụng cho giao dịch.
Đối với tính năng giao dịch tín dụng tại MXC, người dùng có quyền mua liền những đồng tiền điện tử khác nhau bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. MXC đã collab với những đơn vị xử lý thanh toán crypto có tiếng như Simplex và Moonpay.
3.3. Ký quỹ
Người dùng được cung cấp tính năng giao dịch ký quỹ tại MXC. Mức đòn bẩy cho những giao dịch này là từ 5-10 lần đối với đa phần những cặp giao dịch chính. Các giao dịch kỹ quỹ phục vụ thanh toán tại thị trường giao ngay. Đồng thời, những khoản tiền giao dịch áp dụng đòn bẩy được trả lãi suất hàng giờ khi cho vay.
Để thực hiện được giao dịch ký quỹ trên sàn, người dùng thực hiện ký quỹ riêng biệt. Tức là, người dùng sẽ phải phân bổ tiền đến các cặp giao dịch riêng biệt nếu muốn giao dịch. Phương thức kỹ quý chéo này sẽ hạn chế nhiều rủi ro cho tất cả các cặp giao dịch lẻ khác nhau.
3.4. Công cụ phái sinh
Sàn giao dịch MXC cung cấp những hợp đồng tương lai cho một số loại tiền chính, theo hình thức hoán đổi vĩnh viễn. Hầu hết những hợp đồng hoán đổi tại sàn sẽ yêu cầu lấy USDT để làm tài sản thế chấp. Ngoài ra còn có cặp giao dịch tiền điện tử cũng được cho phép thế chấp và thanh toán, đó là BTC và ETH. Nếu bạn giao dịch hoán đổi Ethereum hay Ethereum tại MXC, đòn bẩy có thể lên đến 125 lần, trong khi đa phần những loại altcoin khác đang nằm trong vùng giới hạn 50-75 lần.
Ngoài ra MXC cũng cung cấp một công cụ phái sinh khác – đòn bẩy ETF. Đằng sau mỗi một ETF có đòn bẩy chính được hỗ trợ bởi những hợp đồng tương lai đi kèm tương ứng. Đòn bẩy ETF nằm trong một quỹ, quỹ này được quản lý thông qua một nhóm tài chính. Đồng thời, những quỹ này thường sẽ được cân bằng lại một lần sau mỗi 24 giờ.
3.5. DeFi
Sàn giao dịch MXC còn cung cấp tính năng khai thác lợi nhuận – yield-mining, tại đây người dùng có thể thực hiện đặt cược các loại tiền điện tử khác nhau và kiếm phần thưởng.
Bên cạnh đó, MXC còn có tính năng khai thác defi. Người dùng có thể sử dụng tính năng này để đặt cược những tài sản điện tử để kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận này sẽ được trả bằng loại coin mà họ đã đặt cược. Thao tác tương đối đơn giản.
Việc đặt cược defi tại MXC sẽ diễn ra trong một thời gian nào đó, trong khoảng thời gian này tiền của bạn sẽ bị khóa và không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào nếu bạn cần. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn không cần đến khoản tiền này trước khi hoàn thành việc đặt cược tại MXC theo thỏa thuận.
4. Phương thức thanh toán tại MXC
MXC hiện chỉ hỗ trợ giao dịch bằng tiền tệ tại chức năng P2P hoặc Giao dịch tín dụng. Đối với chức năng P2P, sàn hỗ trợ một số tùy chọn tiền fiat, có thể kể đến như USD, GBP, CNY, EUR.
Các phương thức thanh toán tại sàn này bao gồm: chuyển khoản ngân hàng, Advcash, Alipay, Skrill. Ngoài ra, tính năng mua hàng ngay có thể thực hiện thông qua thẻ ngân hàng, các ví điện tử như apple pay, google pay hay samsung pay. Các phương thức này phục vụ cho đa phần người dùng.
MXC được biết đến là một sàn giao dịch đầu tiên hỗ trợ số lượng đồng tiền và mã token mới nhất và nhiều nhất. Chính vì vậy, đây là một trong những phương án hấp dẫn, đặc biệt phù hợp với những người dùng muốn tìm kiếm những sàn giao dịch tiết kiệm.
5. Phí giao dịch
Phí giao dịch tại MXC là 0,2% và đây là mức phí cố định. Người dùng được gửi tiền miễn phí, còn phí rút tiền sẽ được tính theo từng mạng blockchain tương ứng của giao dịch. Ngoài ra, nếu người dùng thực hiện giao dịch tín dụng thì phải trả phí khoảng 5% của giá trị giao dịch, vì đây là giao dịch tức thì với thẻ ngân hàng nên cần chịu thêm phí của bên xử lý thanh toán.
Ngoài ra sẽ có hạn mức khi người dùng mua coin bằng tiền fiat thông qua giao dịch tín dụng tại MXC. Simplex có mức giới hạn tối đa là 20.000 $ mỗi ngày và 50.000 $ mỗi tháng. Giới hạn của Moonpay là 10.000 € mỗi ngày và 50.000 € mỗi tháng.
Lời kết:
MXC hiện được đánh giá tương đối tốt trên thị trường tiền điện tử. Dù mới ra đời năm 2018 nhưng MXC đã được rất nhiều người dùng tin tưởng. Tính đến hiện tại, MXC vẫn chưa có bất kỳ lời buộc tội nào về lừa đảo hay nghi vấn bảo mật.