Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với nền kinh tế, đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển, con người cần phải sản xuất ra hàng hóa. Có nhiều lý luận về khái niệm về hàng hóa là gì? Đi tìm câu trả lời hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa được tạo thành bởi quá trình lao động và sản xuất, đáp ứng nhu cầu của con người thông qua quá trình mua bán trên thị trường. Một sản phẩm được gọi là hàng hóa khi chúng là kết quả của lao động, thông qua quá trình mua bán và đáp ứng nhu cầu của con người.
Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều dạng vật thể, có thể là hữu hình hoặc vô hình. Ví dụ hàng hóa tồn tại ở dạng vật thể như lương thực, gạo, thép, vải,…hoặc ở dạng phi vật thể như dịch vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe, vận tải,…
Ngoài ra hàng hóa còn có hai thuộc tính chính là giá trị và giá trị sử dụng. Chính vì vậy mà nó cũng được phân chia thành nhiều loại dựa trên tính chất của nó như: hàng hóa đặc biệt, thứ cấp, hữu hình, vô hình, tư nhân, thông thường, công cộng,…
Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa
- Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của một sản phẩm là khi chúng có thể đáp ứng cho nhu cầu cụ thể nào đó của con người khi họ sử dụng. Con người có đa dạng các nhu cầu trong đời sống xã hội vụ thể như nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần,…Giá trị sử dụng thể hiện cho tính công dụng của sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:
- Thuộc tính tự nhiên của một sản phẩm nhất định sẽ quyết định đến tính công dụng tức là giá trị sử dụng của chúng.
- Sản phẩm có thể có nhiều công dụng khác nhau, được áp dụng vào cho nhiều mục đích và nhu cầu đa dạng của con người. Chính vì vậy khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng cũng không chỉ có một giá trị nhất định mà nó còn có đa dạng thuộc tính khác nữa.
- Trong mọi phương thức và mọi hình thức sản xuất, giá trị sử dụng được quy định thuộc vào nhóm phạm trù vĩnh viễn, tức là nó có giá trị trường tồn theo thời gian.
- Quá trình sản xuất phải đạt được mục đích đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Tức là giá trị sản xuất phải dành cho người tiêu dùng, người mua có quyền sở hữu và sử dụng loại sản phẩm theo nhu cầu của họ.
- Giá trị hàng hóa
Có thể hiểu là sự kết tinh của quá trình lao động xã hội từ người sản xuất. Nó là nội dung phía bên trong của một loại sản phẩm nhất định, biểu hiện ra ngoài ở chỗ có thể dùng để trao đổi ngang hàng với một loại sản phẩm khác. Cụ thể:
- Thuộc về phạm trù lịch sử và chỉ tồn tại trong phạm vi kinh tế.
- Cho thấy được mối liên hệ giữa những người sản xuất lẫn nhau.
Mối liên kết giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Có thể thấy mối liên kết giữa hai thuộc tính vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn với nhau, cụ thể:
- Mặt thống nhất
Một sản phẩm để được coi là hàng hóa cần có sự thống nhất giữa hai thuộc tính về giá trị sử dụng và giá trị bên trong.Tức là hai thuộc tính này phải cùng tồn tại đồng thời trong cùng một sản phẩm.
Nếu như một trong hai yếu tố mất đi, sản phẩm đó sẽ không còn gọi là hàng hóa được nữa. Một cách dễ hiểu chính là một vật có giá trị sử dụng nhưng không phải từ quá trình sản xuất tạo ra mà có nguồn gốc từ tự nhiên thì đấy không phải là hàng hóa.
- Mặt mâu thuẫn:
Đối với người sản xuất ra sản phẩm, thứ họ quan tâm đến chính là lợi nhuận, tức là về mặt giá trị. Ngược lại đối với người tiêu dùng, họ thông thường sẽ quan tâm đến nhiều hơn về công dụng của loại hình sản phẩm, dịch vụ đó. Vấn đề ở chỗ, sự mâu thuẫn giữa hai giá trị xảy ra khi quá trình thực hiện của chúng khác nhau hoàn toàn về thời gian và không gian. Khủng hoảng sản xuất thừa sẽ xảy ra nếu như giá trị của chúng không được thực hiện.
Giải thích cho điều này, chúng ta có thể thấy khi cung lớn hơn cầu, giá của một sản phẩm sẽ giảm xuống và người sản xuất sẽ bị thiệt hại, người mua lúc nào sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, đối với trường hợp cầu lớn hơn cung, tức là giá sản phẩm lúc này sẽ tăng lên và người bán sẽ có lợi. Vậy nên cung phải bằng cầu thì giá trị hàng hóa mới đúng giá cả thị trường.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
- Lao động cụ thể
Lao động cụ thể có thể hiểu rằng đây là hình thức lao động có mục đích, tức là cá nhân những người tham gia vào đều thuộc về những chuyên môn nhất định trong xã hội. Một cách dễ hiểu lao động cụ thể chính là lao động mang đến lợi ích cho xã hội và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Loại hình lao động này rất đa dạng về hình thức lẫn sản phẩm, chúng tồn tại song song cùng nhau trong xã hội. Xét về tính đặc trưng của lao động cụ thể, ta có thể thấy:
- Thứ nhất, lao động cụ thể luôn có mục đích riêng, đối tượng riêng và công cụ lao động riêng biệt. Chính vì vậy mà mỗi lao động cụ thể sẽ luôn tạo ra những giá trị sử dụng riêng biệt và nhất định. Sự riêng biệt này tạo nên tính cụ thể khác nhau giữa những lao động cụ thể.
Giả sử như lao động của một người thợ mộc mục đích chính là tạo ra đa dạng các sản phẩm bằng gỗ như bàn gỗ, tủ gỗ,… Còn đối với một người thợ may, lao động của họ chính là tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu may mặc như quần áo, túi xách… thông qua các nguyên vật liệu là vải, kim chỉ, máy may,..
- Thứ hai, có thể thấy trình độ phân công lao động trong xã hội sẽ được biểu hiện thông qua lao động cụ thể. Sản xuất sản phẩm càng phát triển khi có sự phân công lao động cụ thể càng chi tiết. Trong xã hội đa dạng các công việc cho phép mọi người có thể đảm nhận những công việc cụ thể khác nhau.
- Thứ ba, lao động cụ thể thuộc về phạm trù vĩnh viễn, tức là chúng tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập và không có sự phụ thuộc vào bất kỳ loại hình thái kinh tế xã hội nào cả.
- Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng tức là quan tâm nhiều hơn đến mức hao phí trong quá trình lao động diễn ra. Các loại hao phí sẽ thuộc về người sản xuất bao gồm về sức khỏe, thần kinh, trí lực,… Mức hao phí không đề cập đến sản phẩm tạo ra, chúng có những đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, giá trị của sản phẩm được tạo ra bởi chính lao động trừu tượng. Mức hao phí ở mức độ nào sẽ quyết định giá trị của loại hình sản phẩm đó. Ví dụ như giá cả của một chiếc máy ảnh sẽ đắt hơn so với một chiếc bánh. Vì để làm ra được máy ảnh tiêu tốn nhiều hao phí.
- Thứ hai, xét trong lĩnh vực về kinh tế thì lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử.Tức là hai sản phẩm có thể trao đổi ngang hàng với nhau khi tính giá trị của chúng bằng nhau.
Tóm lại hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người trong xã hội. Để duy trì và phát triển nền kinh tế xã hội, đòi hỏi con người có sự cân bằng mức cung và mức cầu để giảm các trường hợp khủng hoảng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt diễn ra. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, để bạn có thể hiểu được về cơ bản hàng hóa là gì và những thuộc tính của hàng hóa.