Blockchain là khái niệm vô cùng quen thuộc đối với dân “sành” tiền điện tử. Dù là người tìm hiểu về đầu tư, tài chính, người giao dịch hay thợ đào các loại tiền điện tử cũng đều nghe qua, thậm chí là am hiểu về blockchain. Vậy công nghệ blockchain và ứng dụng của nó là gì?
1. Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ phân tán lưu trữ cơ sở dữ liệu sáng tạo, được xem là trung tâm của hầu hết các loại tiền điện tử. Blockchain phân phối các phiên bản giống hệt nhau của dữ liệu trong toàn bộ mạng, nhờ vậy hệ thống được liên kết vô cùng chặt chẽ, và rất khó bị tấn công.
Mặc dù có rất nhiều công nghệ lưu trữ dữ liệu khác nhau nhưng chưa có công nghệ nào đặc biệt như blockchain. Blockchain là công nghệ lưu trữ phi tập trung. Tức là thay vì lưu dữ liệu ở một vị trí duy nhất, bởi một trang quản trị (ví dụ như trang tính Excel) thì blockchain có thể lưu trữ dữ liệu ở nhiều máy tính khác nhau thuộc một mạng. Và mỗi một máy tính sẽ được gọi là một nút (node).
Mặc dù công nghệ blockchain đang sử dụng phổ biến cho tiền điện tử, nhưng hiện nay, vì khả năng tuyệt diệu của nó, blockchain đã đem đến tiềm năng lớn để phục vụ hàng loạt những ứng dụng khác nhau.
Blockchain có thể thực hiện được điều này với việc chứa dữ liệu trong những máy chủ có công suất lớn. Những máy chủ này thậm chí được xây dựng nên bằng cách thiếp lập kết nối hàng trăm, hàng nghìn các máy tính khác nhau để tạo ra một sức mạnh tính toán kinh khủng cùng khả năng lưu trữ siêu lớn, từ đó nhiều người dùng có thể được truy cập cơ sở dữ liệu cùng một lúc. Mặc dù một trang tính trên Google Drive hoặc Excel có thể truy cập bởi rất nhiều người nhưng nó thường thuộc về một doanh nghiệp hoặc thường được quản lý sở hữu bởi một cá nhân nào đó.
2. Blockchain có bảo mật không?
Đáp án là chắc chắn, có!
Các khối để tạo nên một blockchain mới được lưu trữ theo thứ tự thời gian và tuyến tính. Tức là những khối mới nhất sẽ được thêm vào phần đuôi cuối cùng của blockchain đó. Khi nhìn vào một chuỗi khối của Bitcoin, chúng ta sẽ thấy được mỗi một khối sở hữu một vị trí nào đó trên chuỗi. Vào tháng 11/2020, chiều cao của khối lên đến 656.197 khối.
Ngoài ra, sau khi một khối bất kỳ đã được đặt vào cuối của blockchain, hầu như không thể quay trở lại hoặc thay đổi cập nhật nội dung trong khối, trừ khi điều đó có được đa số sự đồng thuận. Lí do là bởi vì mỗi một khối đều chứa một hàm băm và mã băm. Mã băm này được tạo ra từ một hàm, biến thông tin điện tử thành một dãy số và chữ cái. Nếu những thông tin này được sửa đổi, mã băm chắc chắn sẽ thay đổi theo.
Đó là lý do tại sao blockchain lại có bảo mật tốt. Trong trường hợp hacker muốn thay đổi một chuỗi khối, sau đó đánh cắp Bitcoin thì phải thay đổi khối duy nhất của mình, tuy nhiên khối đó không còn kết nối được với những khối của người khác, vì mã băm đã thay đổi, nó không còn hợp lý nữa. Khi đó, những người khác sẽ tham chiếu chéo với nhau các khối của họ, họ sẽ nhận ra khối của hacker nổi bật và phiên bản chuỗi đó sẽ được coi là bất hợp pháp và bị loại bỏ.
Do đó, để hack được một blockchain, hacker phải kiểm soát đồng thời và thay đổi tổng cộng 51% bản sao blockchain. Như vậy, bản sao mới của hacker mới có cơ hội biến thành bản sao chính. Để làm được như vậy, yêu cầu hacker phải sở hữu một “cục” tiền khổng lồ và tài nguyên khác nhau. Đó là một điều không hề dễ dàng chút nào.
Với quy mô tầm cỡ và tốc độ phát triển của mạng Bitcoin, chi phí để hack được blockchain là điều không thể vượt qua. Đối với hacker, nó không chỉ vô cùng tốn kém, mà rất có thể không có kết quả gì. Chưa kể, đây là một hành động vô nghĩ vì sau khi các thành viên nhìn ra những thay đổi lớn như vậy trên blockchain, họ sẽ chuyển qua phiên bản mới sau đó của chuỗi, và hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, nó sẽ khiến những Bitcoin bị tấn công bị sụt giảm mạnh giá trị, đồng nghĩa với việc cuộc tấn công trở nên vô nghĩa, vì sau đó hacker nếu thành công sẽ kiểm soát và nắm giữ một thứ tài sản không có giá trị.
3. Công nghệ blockchain và ứng dụng của nó:
Đối với Bitcoin, giao thức của Bitcoin sẽ được thiết lập trên một blockchain. Bitcoin chỉ đơn thuần ứng dụng blockchain giống như một công cụ để chép lại các sổ cái thanh toán minh bạch và rõ ràng. Hiện nay, các blockchain thuộc chuỗi khối của Bitcoin đóng vai trò lưu trữ cơ sở dữ liệu về tất tần tật giao dịch tiền tệ.
Tuy nhiên trong thực tế, sử dụng blockchain có thể là một nơi đáng tin cậy ghi lại toàn bộ lượng điểm dữ liệu, có thể phân bổ ở dạng giao dịch, kiểm kê sản phẩm, sổ đỏ, thông tin phiếu bầu tại những cuộc bầu cử,…
Hiện tại, có thể thấy rất nhiều chương trình áp dụng blockchain đang tìm phương án triển khai theo những cách có thể giúp ích được cho xã hội, bên cạnh việc chỉ ghi lại các giao dịch. Một trường hợp thực tế của blockchain là nó được sử dụng cho việc bỏ phiếu bầu cử. Như vậy, blockchain có thể khiến việc gian lận bầu cử được ngăn chặn tối thiểu.
Ngoài ra, blockchain còn mang đến cho các doanh nghiệp khả năng quan sát và nắm bắt lộ trình sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thực phẩm. Chủ doanh nghiệp có thể nắm được nguồn gốc của sản phẩm, thông qua các điểm dừng sản phẩm và cả quá trình giao hàng. Trong trường hợp một sản phẩm bị phát hiện là hỏng hoặc không vệ sinh, thì blockchain có thể truy xuất nơi khiến sản phẩm bị hư hại thông qua các điểm dừng. Không những thế, các doanh nghiệp lúc này còn có thể quan sát nhiều thứ khác một cách chân thực và khách quan, từ đó xác định được vấn đề từ đâu mà ra sớm hơn rất nhiều, nhờ vậy có khả năng sửa chữa và hồi phục. Đây là một trường hợp thực tế về blockchain, ngoài ra còn có một vài hình thức triển khai khác.
Một số ứng dụng khác của blockchain tiêu biểu có thể thấy ngoài bitcoin là: Ngân hàng và tài chính; Tiền tệ (đặc biệt là tiền điện tử); Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Đầu tư giao dịch tài sản; Hợp đồng thông minh; Chuỗi cung ứng; Biểu quyết (voting).
4. Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain:
Ưu điểm:
- Tối ưu độ chính xác, vì blockchain hoạt động hoàn toàn bằng máy móc, loại bỏ các hoạt động của con người trong quá trình xác minh
- Giảm chi phí vì không cần bên thứ ba
- Tính chất phi tập trung, ngăn chặn được sự tấn công hoặc gian lận
- Giao dịch riêng tư, an toàn và hiệu quả cùng công nghệ minh bạch
- Blockchain đồng thời là giải pháp thay cho ngân hàng, cũng là cách bảo mật thông tin dữ liệu cá nhân, đặc biệt là cho những các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn hoặc kém phát triển.
Nhược điểm:
- Chi phí thiết lập và sử dụng rất cao, vì blockchain là công nghệ chính của Bitcoin
- Tốc độ giao dịch rất thấp
- Đã từng được sử dụng trong những giao dịch bất hợp pháp
Lời kết:
Công nghệ blockchain và ứng dụng tuyệt vời của nó đã được công nhận và sử dụng rộng rãi. Qua bài viết, hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều khía cạnh và góc nhìn mới về nền tảng blockchain, nắm được blockchain là gì cùng những điều thú vị trong công nghệ này.
Tổng hợp: https://tradetienao.com/