Nano coin đã từng tuyên bố sẽ sử dụng các công nghệ thiết lập mới hoàn toàn, đồng thời loại bỏ cả việc sử dụng blockchain – điều mà tất cả các đồng tiền điện tử khác đang làm. Với những viễn cảnh cực kỳ thú vị mà Nano coin vạch ra, liệu người dùng có nên đầu tư vào đồng coin này?
1. Nano coin là gì?
Nano coin là một đồng tiền điện tử có độ trễ thấp và không dựa trên công nghệ blockchain, thay vào đó, Nano coin sử dụng công nghệ DAG – mạch hở đồ thị có hướng và kiến trúc mạng khối. Ý tưởng độc đáo này cũng cho phép mỗi một tài khoản người dùng có một blockchain riêng.
Cơ chế đồng thuận mà Nano coin sử dụng là Bằng chứng cổ phần ủy quyền – Delegated Proof-of-Stake (DPoS). Khi sử dụng công nghệ này, người dùng sẽ được cung cấp một khả năng mở rộng vô hạn với các giao dịch free – không tốn phí và tức thời. Việc không sử dụng tài nguyên để khai thác sẽ cho phép Nano coin được hoạt động không cần trả phí.
Bên cạnh đó, lịch sử của Nano coin đã chứng minh rằng bộ não đằng sau nó đã được điều hành hiệu quả bởi sự phân quyền. Khi đồng Nano coin ra mắt công chúng, dự án đã tặng coin miễn phí thay vì thực hiện bán chúng tại một đợt ICO như những đồng coin khác. Lí do là bởi team Nano coin đã xây dựng niềm tin cho một viễn cảnh rằng tiền điện tử có thể được tiếp cận và sử dụng bởi tất cả mọi người.
Thực chất, trước đây tên gọi của Nano coin là RaiBlocks và nó đã được đổi thành tên hiện tại vào đầu năm 2018. Lí do là bởi Raiblocks nghe có vẻ không được “kỹ thuật lắm” và dễ nhầm lẫn do cách phát âm, đồng thời người ta muốn Nano coin trở nên dễ nhớ và dễ mường tượng hơn.
Phần lớn động lực thúc đẩy việc đổi thương hiệu là đến từ nhóm cộng đồng người dùng. Và người ta cảm thấy mừng và đáng khích lệ vì team phát triển của Nano coin lắng nghe và tiếp thu chặt chẽ ý kiến từ cộng đồng người dùng của chính mình. Kết quả cho thấy, với hơn 2 năm cho cái tên Nano coin, dự án đã được phát triển đẩy mạnh hơn rất nhiều.
2. Nano coin hoạt động như thế nào?
Như đã đề cập bên trên, Nano coin sử dụng công nghệ DAG – mạch hở đồ thị có hướng và kiến trúc mạng khối. Như vậy, mỗi tài khoản hay mỗi địa chỉ đều sở hữu một chuỗi khối riêng. Khác với các blockchain ở những đồng tiền điện tử khác (blockchain sẽ theo dõi số tiền được giao dịch), công nghệ mà Nano sử dụng sẽ ghi lại thông tin số dư tài khoản. Điều này sẽ cho phép việc lưu trữ dữ liệu nhỏ hơn nhiều.
Mỗi một blockchain riêng lẻ chỉ được cập nhật thông qua chủ sở hữu của nó. Blockchain sẽ phản ánh lại những cá nhân cân bằng các lịch sử giao dịch và chia sẻ thông tin này với mạng. Cấu trúc độc đáo mà Nano sử dụng cho pháp mỗi một blockchain được cập nhật không cần đồng bộ tại phần trước của mạng. Tức làm những giao dịch mới sẽ được xử lý bởi blockchain cá nhân, do đó không cần các giao thức đồng thuận khi thực hiện những thỏa thuận phân tán.
Mạng Nano là mạng phi tập trung. Nó được xem là một phương thức hoàn hảo cho việc chuyển tiền tức thì mà không tốn bất kỳ khoản chi phí nào. Xét theo lý thuyết, mạng Nano cũng có thể mở rộng không giới hạn nhưng chưa đi vào thực thi. Giả sử nó trở thành hiện thực thì nó hoàn toàn có khả năng đổi mới hệ sinh thái crypto.
Giao dịch trên mạng Nano có 2 dạng chính. Dạng một là giao dịch gửi tiền sẽ trừ bù số tiền trên sổ cái người gửi tiền. Dạng hai là giao dịch nhận tiền sẽ được nhận thêm tiền tại sổ cái người nhận. Mỗi lần gửi sẽ tham chiếu trên blockchain của người gửi thông qua khối trước đó.
Việc chi tiêu gấp đôi có thể xảy ra trong trường hợp có cùng một khối phía trước đang được thực hiện tham chiếu với hai giao dịch gửi hoàn toàn khác nhau. Và trong trường hợp này, các nút trong mạng sẽ thực hiện bỏ phiếu vote giao dịch nào giữ lại và giao dịch nào bị loại bỏ.
3. Giá Nano coin?
Với công nghệ mà Nano coin đang áp dụng thì người dùng sẽ có lợi vì nó miễn phí và giao dịch nhanh chóng, đồng thời thân thiện với môi trường vì không tiêu tốn nhiều năng lượng. Tuy nhiên, để xác định có nên đầu tư vào đồng coin này hay không, bạn còn cần nhìn vào lịch sử giá của nó nữa.
Giá Nano tính đến ngày 31/10/2021 là 136,349 VND. Khối lượng giao dịch của Nano trong 24 giờ tính đến 31/10/2021 là 3,804,225,860,874 VND và giảm 13.37 lần. Với lượng vốn hóa thị trường là 18,168,225,644,276 VND, thứ hạng hiện tại của đồng coin này trên CoinMarketCap là #116. Lượng cung tối đa 133,248,298 NANO và lượng cung lưu hành 133,248,297 NANO.
Nếu bạn thực hiện đầu tư đồng coin này từ tháng 7/2020 trở lại thì bạn rất may mắn. Vì có thể, tính đến hiện tại bạn kiếm được lợi nhuận 242%. Tuy nhiên, nếu bạn chọn mua Nano tại mức 33,69$, cũng là mức cao nhất thì xin chia buồn, kể từ đó thị trường của Nano trở nên tuyệt vọng hơn bao giờ hết.
Hãy nhìn vào thị trường, tất cả chúng ta đều có thể thấy rõ ràng giá Nano coin vẫn chưa tăng. Đồng coin này có mức cao nhất vào tháng 1/2018 và chưa từng tăng một cách nhất quán. Thông thường, nó dao động một cách khó đoán hoặc ổn định tại một mức thấp.
Tính từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2020, giá trị của Nano coin đa phần không thể cao hơn 2$. Tuy nhiên, gần đây nhất, vào tháng 5/2021, Nano coin có vẻ như được hồi sinh với mức giá 16,06$, vẫn thấp hơn một nửa so với đỉnh hồi năm 2018 nhưng sự trở lại này khá là hứa hẹn vì mức tăng đột biến.
Tuy vậy, sự gia tăng này vẫn không thể duy trì, nó đã ngay lập tức giảm xuống và dao động đều với mức 3-5$. Mặc dù điều này đủ để sinh lời cho những ai đầu tư đúng thời điểm nhưng nếu để đặt mua ngay lúc này thì cần phải cân nhắc nhiều hơn.
4. Mua và lưu trữ đồng Nano coin:
Bạn có thể mua Nano tại những sàn giao dịch nổi tiếng như Binance, Mercatox, CoinEx hay Huobi. Các sàn này có khối lượng Nano nhiều và phân bố trải rộng.
Mặc dù Mercatox sở hữu khối lượng lớn nhất so với các sàn còn lại nhưng xét về độ tin cậy thì bạn nên chọn Binance. Độ nổi tiếng, tính thanh khoản của coin trên Binance đã được minh chứng xuyên suốt thời gian qua. Do đó bạn có thể thực hiện những lệnh mua và bán lớn.
Đối với việc lưu trữ, bạn có thể dùng ví Nano cho hầu hết các hệ điều hành như Windows, iOS hay Linux, đồng thời sử dụng cho nhiều thiết bị như máy tính, di động. Bạn có thể thực hiện tải ví ngay trên trang web của Nano.
Ngoài ra, nếu bạn giao dịch lượng lớn coin và đầu tư lâu dài thì có thể lựa chọn các ví phần cứng để đảm bảo an toàn. Một số gợi í là ví Ledger, Nano Wallet Company, Nanowallet.io, Nanovault.io, ví Canoe, ví Natrium hoặc ví Nanollet. Tuy nhiên, phí phần cứng sẽ cần chi phí nhiều hơn ví phần mềm.
Lời kết:
Liệu Nano coin sẽ tăng giá trở lại? Điều này không được đảm bảo chắc chắn, tuy nhiên cũng không phải là bất khả thi. Những biến động giá diễn ra trong quá khứ không kể được câu chuyện tương lai. Bạn cần kết hợp phân tích các yếu tố thị trường và dự án để đưa ra được đáp án có nên đầu tư vào đồng coin này hay không.