Tin tức XRP bị kiện hay Ripple bị kiện đã gây hoang mang dư luận, đặc biệt là những ai đang nắm giữ XRP. Vậy XRP là gì và toàn cảnh sự kiện XRP bị kiện ra sao? Đã có cái kết nào cho câu chuyện này chưa? Bài viết dưới đây sẽ trả lời toàn bộ những thông tin này.
1. XRP là gì?
XRP là tài sản kỹ thuật số của của blockchain XRP, được phát triển ban đầu bởi David Schwartz, Jed McCaleb và Arthur Britto vào năm 2011. Giao thức của XRP công bố chính thức vào năm 2012 và sau đó công ty quản lý XRP đổi tên thành Ripple vào năm 2015.
Mặc dù thực tế XRP và Ripple có mối liên kết chặt chẽ với nhau nhưng 2 đối tượng nói trên là 2 thực thể tách biệt. Ripple là doanh nghiệp fintech với trọng tâm là cung cấp những giải pháp thanh toán trên toàn cầu. Trong khi đó, XRP là một đồng tiền điện tử kỹ thuật số, được dùng để thực hiện những giao dịch thanh toán và chuyển tiền trực tuyến.
2. Nguồn cung của XRP
Trước khi nói về XRP bị kiện ra sao, hãy đến với câu chuyện nguồn cung của XRP vì nó cũng là câu chuyện khá thú vị. Vào năm 2012, trước khi dự án XRP ra mắt thì đã có 100 tỷ XRP được những người sáng lập đầu tiên thực hiện khai thác trước. Sau đó Ripple quyết định chia cho những người này 20 tỷ XRP và 80 tỷ còn lại dùng cho những hoạt động phát triển tương lai.
XRP khác với Bitcoin hay bất cứ đồng tiền điện tử nào khác. Những đồng tiền trước đây thường tham gia vào thị trường như một phần thưởng khối. Mặt khác, XRP được tham gia vào thị trường bất cứ lúc nào Ripple bán những đồng tiền tại kho tiền mà được khai thác ngay tại thị trường thứ cấp.
Sau đó một thời gian, vào năm 2017, Ripple đã thực hiện chuyển 55 tỷ XRP trong tổng số 80 tỷ mã token XRP ban đầu vào một tài khoản cho phép ký quỹ. Làm như vậy thì Ripple có thể bán được tối đa 1 tỷ mã token hằng tháng tại thị trường thứ cấp, đồng thời có thể nâng cao tính minh bạch cũng như khả năng dự báo lượng XRP mà Ripple đang bán.
Tại mỗi cuối kỳ bán, nếu có các mã token chưa bán được thì sẽ gom những mã đó trả lại cho ký quỹ, sau đó phân bổ lại để bán cho kỳ sau. Trong suốt 32 tháng tính tại tháng 4/2021, đã có đến 32 tỷ XRP được giải phóng ra khỏi ký quỹ. Mặc dù vậy, đã có đến tận 25,8 tỷ XRP được trả lại. Tính đến ngày 8/4/2021, tài khoản ký quỹ XRP nắm giữ 47,8 tỷ mã token XRP.
3. XRP hoạt động như thế nào?
Công ty Ripple đã phát triển blockchain XRP để thực hiện mục tiêu là cho phép các khoản thanh toán được diễn ra xuyên biên giới và phục vụ cho những ngân hàng trên khắp thế giới. Blockchain là một mạng lưới những máy chủ ngang hàng, phi tập trung. XRP là mã token gốc (XRP coin) được sinh ra với sứ mệnh như một khớp nối giữa những đồng tiền fiat (tiền pháp định) khó khớp với nhau. Ví dụ như nếu một ai đó muốn giao dịch đồng A để lấy đồng B nhưng không thể vì nó không được cho phép thì họ có thể bán đồng A đổi lấy XRP và dùng XRP để mua đồng B.
Blockchain XRP dùng đến thuật toán Ripple, là một dạng thuật toán đồng thuận và nó khác với cơ chế trên PoW hay PoS ở chỗ là những người trong mạng XRP phải được những người dùng khác trong mạng biết đến và có độ tin cậy. Đồng thời, những người này cũng không được thưởng cho việc khai thác hay bảo mật mạng. Khi một dữ liệu được thêm vào blockchain thì dữ liệu tương tự như PoW, không thể thay đổi. Để truy cập vào sổ cái XRP thì những phần mềm kết nối cần phải cài đặt giao diện lập trình từ ứng dụng Java Script (API), và sổ cái XRP này là một mã nguồn mở.
Ngoài ra, token XRP cũng được sử dụng cho việc cung cấp thanh khoản dựa theo yêu cầu tại dịch vụ Ripple Net – một trong những dịch vụ hàng đầu tại Ripple. Quá trình này còn gọi là ODL. Ripple Net cũng là một mạng lưới cho phép thanh toán toàn cầu mà nhiều tổ chức tài chính sử dụng. Trước đó, Ripple Net sở hữu ba loại sản phẩm riêng biệt vào thời điểm trước 2019, bao gồm xCurrent (thực hiện thanh toán theo thời gian thực – realtime), xRapid (thực hiện thanh khoản giải pháp) & xVia (đây là một API thanh toán.)
ODL thực tế chỉ đơn giản là một quá trình trao đổi giao dịch một loại tiền fiat. Ví dụ như với đô la Mỹ, người dùng sẽ gửi mã token XRP đến tài khoản nhận tiền, sau đó dùng XRP để lấy tiền fiat mà họ muốn. Điểm đáng khen ở đây là XRP sẽ tốn khoảng 3s để giao dịch, trong khi đó những loại tiền fiat có thể tốn nhiều ngày để quy đổi. Ngoài việc giao dịch nhanh ra thì điều này sẽ giúp người dùng không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng.
4. XRP bị kiện
Người tham gia thị trường tiền điện tử, đặc biệt là những ai đang nắm giữ XRP đã có một phen hoảng loạn khi XRP bị kiện. Cụ thể, gần đây nhất, ngày 4/10/2021, tòa án đã đưa ra phán quyết liên quan câu chuyện XRP bị kiện, rằng các cá nhân nào đang nắm giữ XRP đều không có quyền hoạt động trong vụ XRP bị kiện này, mà Ripple chính là bị đơn. Phán quyết này đã được công bố sau khi một vài người nắm giữ XRP gây náo loạn thông qua việc gửi bản tóm tắt về sự kiện XRP bị kiện, đồng thời tuyên bố rằng XRP không phạm luật.
Trước đó, những người nắm giữ XRP đã đề nghị được can thiệp vào sự việc XRP bị kiện. Đó là thời điểm tháng 3/2021. Họ cho rằng họ sẽ mất đến hàng tỷ USD nếu Ripple bị xử thua trong vụ kiện này. Chính vì vậy, SEC cũng đứng trước những câu hỏi trong tình huống bảo vệ những người đầu tư XRP. Và SEC đã trả lời rằng họ đang tìm kiếm khoảng 1,3 tỷ USD bị cáo buộc là thu nhập bất chính từ Ripple. Họ sẽ làm điều đó bằng cách xem xét rằng XRP là chứng khoán đăng ký hay chưa. Và trong trường hợp xấu nhất thì SEC đã gây thiệt hại khoảng hơn 15 tỷ USD mà những nắm giữ XRP là người gánh chịu.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều và bênh vực Ripple trong vụ XRP bị kiện này. Vì đối với họ, Ethereum cũng thực hiện những hoạt động tương tự XRP nhưng XRP lại bị phạt. Mặc dù vậy, gần đây vào ngày 4/10 thì co-founder của Ethereum đã đưa ra phản hồi rằng họ có bằng chứng bất lợi cho Ripple và đứng về phía của SEC.
Mặt khác, bất chấp những tin tức XRP bị kiện hay XRP phá sản thì giá đồng coin này vẫn tăng trong những ngày gần đây và nó đang xếp thứ 7 trên bảng xếp hạng của CoinMarketCap.
Lời kết
Trên đây là toàn cảnh sự kiện công ty Ripple của XRP bị kiện cũng như những thông tin về XRP là gì, những thông số chi tiết và lịch sử phát triển của đồng coin này. Bất chấp những gì đang diễn biến trên tòa án thì giá của XRP vẫn tương đối ổn định và với vốn hóa thị trường lớn như hiện tại, nếu XRP thua kiện thì rất nhiều người nắm giữ đồng coin này sẽ rất “chao đảo”.