Thuật ngữ SDR được nổi lên những năm gần đây tại thị trường tài chính. Mới đây nhất, có rất nhiều tin tức về sự kiện IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) dự định sẽ gửi vào SDR 650 tỷ $ nhằm phục hồi lại nền kinh tế sau đại dịch và nhận được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Vậy SDR là gì? Tại sao SDR luôn là điều gì đó được thảo luận sôi nổi tại những buổi họp tại IMF? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. SDR là gì?
SDR là một tài sản dự trữ mang tính quốc tế, viết tắt của Special Drawing Rights (Quyền rút vốn đặc biệt). SDR được IMF tạo ra tại thời điểm năm 1969 với mục đích ban đầu là bổ sung tiền vào nguồn dự trữ của các nước thành viên một cách chính thức.
Tính đến năm 2021, đã có 660,7 tỷ SDR (xấp xỉ 943 tỷ USD) được phân bổ. Con số này đã tính cả đợt phân bổ phê duyệt ngày 2/8/2021 và hiệu lực ngày 23/8/2021 – là khoảng 456 tỷ, cũng là đợt phân bổ lớn nhất từ trước đến giờ. Mặc dù con số dự kiến phân bổ lớn hơn nhưng có lẽ vì quá nhiều ý kiến trái chiều nên quyết định cuối cùng là 456 tỷ. Mục đích của đợt phân bổ này là giải quyết những nhu cầu dự trữ trên toàn cầu, đồng thời cải thiện và phục hồi lại nền kinh tế của một số quốc gia sau đại dịch Covid-19. Giá SDR sẽ được tính dựa trên năm loại tiền tệ khác nhau, bao gồm đô la Mỹ, Euro, Nhân dân tệ, Đồng yên Nhật, Đồng bảng Anh.
2. Phân bổ SDR trên toàn thế giới
Các SDR được tổ chức IMF thực hiện phân bổ cho những quốc gia thành viên, đồng thời được hỗ trợ và ủng hộ bởi sự tín nhiệm, tin tưởng của chính phủ những quốc gia thành viên. Chu kỳ đánh giá kết quả SDR là 5 năm một lần.
Tầm nhìn khi thành lập SDR là biến nó trở thành một chiếc rổ chính cho việc dự trữ quốc tế. Trong đó vàng và tiền tệ khi dự trữ sẽ tạo thành một yếu tố gia tăng. Cụ thể, vàng tại ngân hàng trung ương hay chính phủ dự trữ cũng như ngoại tệ mà chấp nhận trên thế giới hoàn toàn được dùng đến để mua các nội tệ ngay tại thị trường ngoại hối. Từ đó có thể duy trì được tỷ giá hối đoái một cách ổn định.
Mặc dù vậy, nguồn cung đô la Mỹ hay vàng trên quốc tế, cũng là hai loại tài sản dự trữ chủ yếu lại không đủ để phát triển tăng trưởng nền thương mại trên toàn cầu cũng như hỗ trợ những giao dịch tài chính đang và sẽ diễn ra. Yếu tố này đã thúc đẩy những quốc gia thành viên tạo nên tài sản dự trữ quốc tế là SDR theo chỉ dẫn của IMF.
Trong quá khứ, vào năm 1973 – một khoảng thời gian sau khi SDR thành lập nên, hệ thống Bretton Woods – một hệ thống xây dựng tỷ giá cố định cho những đồng tiền chính đã chính thức sụp đổ. Sau đó chuyển những đồng tiền chính này sang dạng tỷ giá hối đoái linh hoạt. Và từ đó, thị trường vốn trên toàn cầu mở rộng nhanh chóng và cũng tạo đà cho những chính phủ ở một số đất nước vay vốn. Và kết quả cho thấy là những quốc gia này đã đăng ký tăng trưởng dự trữ quốc tế theo cấp số nhân. Chính điều này lại khiến SDR – một quỹ dự trữ toàn cầu bị giảm tầm vóc của nó xuống. Mặc dù vậy, SDR vẫn luôn là đơn vị tính tại IMF và đóng vai trò khá quan trọng trên thế giới.
3. Các quốc gia sử dụng SDR như thế nào?
IMF đã từng tuyên bố rằng SDR bao gồm những loại tiền tệ khác nhau của những quốc gia thành viên hoặc các liên minh tiền tệ mà có giá trị xuất khẩu được tính là lớn nhất xuyên suốt thời gian 5 năm, đồng thời phải được IMF xác định rằng nó có thể được sử dụng tự do.
Sử dụng tự do ở đây có nghĩa là một loại tiền tệ được biết đến và sử dụng rộng rãi trong việc thực hiện những thanh toán giao dịch quốc tế, đồng thời được trao đổi rộng rãi tại những thị trường hối đoái trọng yếu. Ngoài ra, việc xác định “có thể sử dụng tự do” còn được đánh giá thông qua một vài chỉ số bao gồm lượng cổ phiếu mà đơn vị tiền tệ đó nắm giữ, mệnh giá của tiền tệ chứng khoán nợ trên quốc tế hay khối lượng giao dịch tiền tệ tại thị trường ngoại hối, hoặc khả năng thanh toán biên giới cũng như tài trợ thương mại,…
Vậy các quốc gia có được dùng SDR để giải quyết các khiếu nại hay không? Thực tế, SDR không được xem là một loại tiền tệ, cũng không phải một yêu cầu khiếu nại nhằm chống lại những tài sản của IMF. Mặt khác, SDR có thể được xem là một tuyên bố giá trị, có khả năng chống lại những đơn vị tiền tệ không được sử dụng tự do theo quy chuẩn tại IMF.
Thông thường, những đất nước thành viên thuộc IMF nếu nắm giữ SDR thì có thể đổi SDR lấy các những đồng tiền được tính là có khả năng sử dụng tự do. Điều này diễn ra bằng cách tự thỏa thuận với nhau để thực hiện hoán đổi tự nguyện. Bên cạnh đó, IMF cũng có thể hướng dẫn các quốc gia mà sở hữu nền kinh tế mạnh mẽ hơn hay có lượng dự trữ ngoại tệ cao hơn hơn mua SDR của các quốc gia thành viên ít ưu đãi hơn.
Một lợi ích thêm nữa cho những quốc gia thành viên IMF là họ có thể vay SDR tại nguồn dự trữ của chính mình với mức lãi suất ưu đãi. Mục đích của hoạt động này là dễ dàng điều chỉnh được cán cân thanh toán tại những quốc gia này đi đến điểm thuận lợi hơn.
Về lãi suất tại SDR, hay còn gọi là SDRi: Lãi suất này sẽ là nơi cung cấp cơ sở phục vụ việc tính lãi suất cho các quốc gia thành viên nếu họ vay từ IMF, đồng thời IMF sẽ trả cho những thành viên mà làm chủ nợ những khoản tiền cho vị trí của họ. Ngoài ra, lãi suất này cũng trả cho những quốc gia thành viên tỷ lệ với khoản mà họ sở hữu SDR, và tính vào phân bổ SDR của những quốc gia này.
Lãi suất SDR sẽ được tính hàng tuần phụ thuộc vào mức trung bình trọng số tính từ lãi suất đại diện trên số đo công cụ nợ ngắn hạn mà những chính phủ tại các quốc gia sở hữu tiền tệ trong rổ SDR. Điểm sàn là 5 điểm cơ bản và được công bố cụ thể trên trang web của IMF.
4. Phân bổ SDR
Dù phân bổ SDR như thế nào đi chăng nữa, nó đều phải đi theo mục tiêu đáp ứng yêu cầu dài hạn trên toàn cầu và bổ sung những tài sản dự trữ đang có sẵn. Đồng thời, việc phân bỏ SDR cũng phải nhận được ủng hộ rộng rãi và hầu hết các thành viên IMF đồng ý. Cụ thể, một yêu cầu phân bổ SDR phải được thông qua bởi 85% thành viên hội đồng SDR. Sau khi được thông qua tại hội đồng, SDR sẽ được phân bổ theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các quốc gia có mặt tại quỹ.
Gần đây nhất, vào ngày 2/8/2021, IMF đã phê duyệt việc phân bổ 456 tỷ SDR (tương đương với 650 tỷ USD nhằm thúc đẩy nền kinh tế trên toàn cầu và có hiệu lực vào thời điểm 23/8/2021. Điều này không chỉ giải quyết được các yêu cầu dự trữ trên toàn cầu dài hạn mà còn giúp IMF xây dựng được niềm tin của các quốc gia. Đồng thời thúc đẩy việc ổn định kinh tế sau tác động xấu của đại dịch Covid-19.
Lời kết
SDR là một quỹ dự trữ do IMF nắm giữ và nó giúp các quốc gia thành viên trên thế giới lưu thông được tài chính và có khả năng lưu trữ tiền tệ trong dài hạn tốt hơn. Bài viết trên đây trả lời cho câu hỏi SDR là gì và mang đến những thông tin tiêu biểu nhất về SDR đến bạn.