Mỗi đồng tiền điện tử dường như đều gắn với nền tảng riêng của nó, với xuất phát điểm là công cụ thanh toán cho các dịch vụ trên nền tảng. SC Coin cũng không ngoại lệ. Vậy cụ thể điều gì khiến SC Coin trở nên đáng được thu hút như vậy?
1. SC Coin là gì?
SC Coin là tiền điện tử gốc của nền tảng Sia, còn có tên gọi khác là Siacoin – vốn là một nền tảng tiền điện tử cho phép người dùng thuê để lưu trữ tệp theo dạng điện toán đám mây, và thanh toán dịch vụ này bằng SC Coin.
Sia có giải pháp lưu trữ tương tự như các giải pháp được cung cấp bởi Amazon hoặc Google (với Google Drive). Điểm khác biệt là thay vì chỉ sử dụng một công ty quản lý cũng như lưu trữ dữ liệu, nền tảng của Sia lại dựa vào phần mềm và cả mạng phân tán máy tính toàn cầu.
Để thực hiện được giải pháp này, các tệp tin mà Sia lưu trữ qua mạng sẽ được chia tách thành những phần nhỏ, do đó một phần nhỏ của mỗi một tệp sẽ được lưu giữ tại các ổ cứng một cách ngẫu nhiên. Thêm vào đó, các tệp cũng sẽ được Sia mã hóa, nhờ đó người dùng có thể hoàn toàn tin tưởng về việc dữ liệu của họ được đảm bảo an toàn trước những sự tấn công hoặc truy cập trái phép.
Cuối cùng, nếu ai muốn lưu trữ tệp và dữ liệu trên nền tảng của Sia có thể thanh toán bằng SC Coin – là tiền điện tử của chính nền tảng này.
Tính đến thời điểm 2020, dung lượng mạnh của Sia có hơn 2 petabyte (2256 terabyte), cùng hơn 333 điểm bảo mật mạng tích cực. Sia cũng đang lưu trữ khối dữ liệu khoảng 766 terabyte.
2. SC Coin hoạt động như thế nào?
Nói đơn giản thì SC Coin là tiền tệ của hệ thống Sia. Người nào thuê diện tích lưu trữ của Sia để trữ dữ liệu và tệp thì sẽ thanh toán bằng SC Coin. Tiền chỉ thanh toán sau lưu trữ thành công.
Sia có thể thiết lập được chức năng nhờ vào việc sử dụng một kiểu smart contract (hợp đồng thông minh), hay còn được gọi là hợp đồng dữ liệu – file contract. Hợp đồng này thiết lập nên những tham số của máy chủ và người dùng dữ liệu đám mây. Những tham số này có thể là giá cả, thời gian hoạt động, độ lớn dữ liệu, khung lưu trữ,…
Các hợp đồng dữ liệu này thường được kéo dài trong thời gian 90 ngày và được tự động thực hiện.
Khi hợp đồng lưu trữ được kí kết hoàn thành thì nơi lưu trữ (hay máy chủ lưu trữ) phải chứng minh rằng nó đang thực sự thực hiện lưu trữ dữ liệu của người dùng. Điều này còn được gọi là chứng minh quy trình và bằng chứng lưu trữ.
Sau đó, hệ thống sẽ được người dùng thanh toán bằng SC coin nếu minh chứng đó được add vào blockchain tại khoảng thời gian nhất định nào đó.
Trước khi dữ liệu được upload và phân bố đến các máy chủ, Sia chia tất cả dữ liệu thành những phần khác nhau, mỗi phần sẽ được mã hóa. Do đó, nó sẽ đảm bảo mạng không gặp lỗi hay sai sót gì.
Chưa hết, Sia tiếp tục sử dụng đến một loại công nghệ có tên gọi là “mã hóa xóa” (erasure coding). Công nghệ này được Sia xây dựng bằng kiểu phương thức dự phòng, mục đích là đảm bảo người dùng 24/7 luôn luôn có khả năng truy cập dữ liệu của chính họ dù cho ngay cả khi có đến 20/30 máy chủ rơi vào trạng thái ngoại tuyến.
3. Thông tin về Siafunds:
Như vậy, SC Coin là tiền điện tử được dùng như một loại trao đổi giữa người dùng và máy chủ hệ thống, đồng thời được dùng để triển khai những smart contracts – hợp đồng thông minh của nền tảng Sia. Tuy nhiên, mạng lưới này còn có một loại mã thông báo khác – với tên gọi Siafunds.
Siafunds có chức năng là tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nền tảng Sia bằng việc tạo nên khuyến khích cho nhiều người dùng tham gia Sia hơn.
Bằng cách nào? Đó là các mã Siafunds cho phép người sở hữu các code này chia sẻ 3,9% nguồn tài trợ ngay sau khi hợp đồng của họ được hoàn thành. Nguồn này bao gồm các loại phí như: phí thuê, phí thế chấp máy chủ, chi phí băng thông.
Điều này có nghĩa là gì? Tức là mặc dù không có giới hạn nào về lượng SC Coin có thể tồn tại, nhưng chỉ có 10000 mã Siafunds. Lượng mã này đều được tạo ra ngay tại thời điểm phần mềm của Sia ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015.
Và giá trị của những Siafunds này tăng giảm biến động theo số lượng, quy mô và giá trị của các hợp đồng trên Sia.
4. Sia Blockchain:
Sia Blockchain giống như blockchain của Bitcoin, chỉ với những sửa đổi đã có thể cho phép nó lưu trữ và trao đổi tệp một cách vô cùng hiệu quả.
Bởi vì các tệp dữ liệu nằm rải rác giữa những phần khác nhau, không có phần khối nào có thể truy cập chúng. Ngay cả khi bằng cách nào đó có được khóa riêng của người thuê lưu trữ, tất cả những gì họ có sẽ là một phần cực kỳ cực kỳ nhỏ của tệp được lưu trữ và không đủ để làm được gì cả.
Điều này có nghĩa là Sia hoàn toàn có thể cung cấp thời gian hoạt động tối đa và liên tục như Bitcoin (vì Sia không phụ thuộc vào bên cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Chính vì vậy, Internet có thể ngừng hoạt động mà không cần cảnh báo gì. Đồng thời điều này sẽ đảm bảo người dùng không phải nghi ngờ thêm các yếu tố nào khác mà có thể “hẳn hoi” lưu trữ tệp và sử dụng mạng Sia.
Ngoài ra, người dùng khi thuê dịch vụ được bảo vệ khỏi các máy chủ độc hại bằng việc cho phép được yêu cầu những minh chứng về việc lưu trữ như đã nói ở phần 2. Điều này buộc các máy chủ của hệ thống phải chứng minh rằng mọi thứ đang được trực tuyến và bảo quản rất đúng cách tất cả tệp dữ liệu được “gửi gắm”.
5. Mua Bán Giao Dịch SC Coin:
SC Coin có sẵn trên rất nhiều các sàn giao dịch an toàn nổi tiếng trên thế giới như: Bittrex, Binance, Kraken, HitBTC,.. Đồng tiền này rất dễ dàng để có thể mua bằng Bitcoin/Ethereum. Sia đã làm rất tốt việc khiến phần mềm của họ trở nên thân thiện với người dùng. Đó là lí do bạn hoàn toàn có thể tìm được hướng dẫn sử dụng tại dashboard của Sia. Bạn rất dễ dàng để bắt đầu mua SC Coin hoặc khai thác Sia.
Ngoài ra, bạn còn có thể đào coin bằng một vài loại máy đào chuyên dụng, ví dụ như ASIC. Ngoài ra, SC Coin còn có thể đào bằng việc tham gia Mining Pool (ví dụ điển hình F2pool, Siamining, Hyperpool, Luxor,…)
6. Nên hay không đầu tư vào SC Coin và Sia:
Có thể nói, đây là một dự án tương đối tiềm năng:
Sia sở hữu một nền tảng có độ an toàn và tính bảo mật cao (dựa trên nền tảng Blockchain); hệ thống lưu trữ dữ liệu chính thức và dự phòng “khủng” và an toàn; chi phí giao dịch thấp, và thấp hơn rất nhiều lần nếu làm phép so sánh với các dịch vụ như Amazon hay Dropbox,.. Và chưa hết, lộ trình đầu tư và phát triển của Sia rất có tiềm năng, chi tiết, cụ thể và rõ ràng. Các bạn có thể tìm hiểu ở trang web của Sia nhé!
Với những thông tin trên, hi vọng các bạn nắm rõ SC Coin là gì và những thông tin xoay quanh dự án Sia. Đây là nền tảng khá tiềm năng vì nó mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người dùng với một mức phí “dễ chịu”.
Tổng hợp: https://tradetienao.com/