Proof of Stake là một cơ chế đồng thuận tiền điện tử giúp xử lý những giao dịch và có thể tạo ra được một khối mới trong blockchain. Và có rất nhiều loại tiền điện tử đã sử dụng cơ chế này để đảm bảo sự an toàn trong quá trình giao dịch. Cùng tìm hiểu chi tiết Proof of Stake là gì, cách hoạt động của phương thức PoS này và những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế này trong thị trường crypto nhé.
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là một cơ chế đồng thuận của tiền điện tử giúp xử lý những giao dịch được thực hiện và có thể tạo ra các khối mới trong nền tảng blockchain. Đây là phương pháp để xác thực các mục vào cơ sở dữ liệu phân tán và giữ an toàn cho cơ sở dữ liệu.
Proof of Stake làm giảm lượng công việc tính toán cần thiết nhằm xác minh các khối và giao dịch để giữ blockchain. Phương pháp này có thể thay thế Proof of work, cơ chế đồng thuận đầu tiên được phát triển cho đồng tiền điện tử.
Proof of Stake cũng hứa hẹn khả năng mở rộng và thông lượng cao hơn Proof of work, vì các giao dịch và khối có thể được phê duyệt nhanh hơn, mà không cần phải giải quyết các phương trình phức tạp.
Thuật ngữ liên quan đến Proof of Stake
Một trong những thuật ngữ về Proof of Stake liên quan mà bạn cần tìm hiểu khi đầu tư tiền điện tử đó là:
- Node: người tham gia thực hiện giao dịch và thực hiện đóng block cho các giao dịch đồng coin. Và node sẽ giữ và thực hiện những phần mềm quản lý khác nhau để đảm bảo hệ thống được thực hiện hoàn chỉnh và ổn định.
- Người kiểm định (Validator): trong quá trình tham gia, tùy vào thời điểm nắm giữ tài sản khác nhau mà nền tảng Blockchain sẽ random để chọn một người kiểm định
- Người đặt cọc (Stake): để trở thành một người kiểm định thì người tham gia cần trở thành một Stake trong Proof of Stake.
- Look & Unlook: trong quá trình người tham gia trở thành người kiểm định thì sẽ không được thực hiện giao dịch, Và nếu như không thành người kiểm định được thì các coin sẽ được mở khóa.
- Mint và Forge: một thuật ngữ giống như lệnh đào trong Proof of Stake, nó chỉ những hoạt động kiểm định và đóng các block của một người kiểm định.
Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Stake
Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của Proof of Stake trong thị trường crypto
Ưu điểm:
- Tiết kiệm năng lượng: Proof of Stake sử dụng năng lượng ít hơn để đảm bảo an toàn cho một Blockchain
- Cung cấp, xử lý những giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí:
- Không cần sử dụng nhiều thiết bị để tham gia
- Tìm kiếm lợi nhuận dễ dàng
- Có tác động bởi môi trường nhỏ hơn PoW
- Đưa ra một động lực để có thể phát triển các khối một cách hợp lệ
Bên cạnh đó thì Proof of Stake có những nhược điểm như:
- Có thể có xu hướng tập trung
- Rủi ro về scam
- Phụ thuộc nhiều vào những người tham gia và việc người tham gia nắm giữ nhiều thì sẽ được quyền quyết định đến việc xác thực độ tập trung của mạng
- Chưa được thử nghiệm đầy đủ và đã được chứng minh ở quy mô có thể có xu hướng tập trung và không an toàn khi thực hiện hoặc chống giả mạo như Proof of work.
- Những tính năng của Proof of Stake hầu như không được quảng cáo. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống PoS đều có thêm các tính năng bảo mật tại chỗ, thêm vào bảo mật vốn có đằng sau các blockchains và các cơ chế POS
Lời kết
Với những thông tin về Proof of Stake được bài viết cung cấp ở trên, giúp bạn hiểu được Proof of Stake là gì, bạn cũng có thể tham khảo cơ chế đồng thuận Proof of Stake tại https://toptradingforex.com/ và tìm hiểu những thông tin liên quan đến 2 cơ chế đồng thuận trong Crypto nhé.