Polkadot coin là một trong những coin nền tảng có sức hút khá mạnh mẽ đối với cộng đồng cryptos nói chung và các đối tác đầu tư nói riêng. Tính đến nay Polkadot coin đã có hơn 4 năm tuổi trên thị trường tiền điện tử và cũng tạo khá nhiều tiếng vang cho mình kể từ thời điểm bắt đầu. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn bóc tách một cách chuyên sâu hơn về dự án Polkadot này.
1. Polkadot Coin là gì?
Polkadot coin là token gốc của hệ sinh thái Polkadot, hay còn gọi là đồng DOT – DOT coin. Polkadot được biết đến là một mạng lưới với khả năng giúp cho các blockchain khác có thể tập hợp ngay tại chính hệ sinh thái của mình mà không cần thông qua một bên thứ ba nào khác.
Từ đó, các blockchain đã kết nối với Polkadot Coin có thể chia sẽ dữ liệu theo cách phi tập trung đến với các blockchain khác, cũng đang được kết nối trên mạng lưới của Polkadot. Điều này giúp cho việc giải quyết vấn đề mở rộng mạng lưới và tăng khả năng tương tác một cách dễ dàng hơn.
Dựa vào khả năng chính của mình giúp tăng khả năng mở rộng mạng lưới và tăng khả năng tương tác, Polkadot coin đã trở thành một đối trọng đối với nền tảng Ethereum (ETH) – là một đồng nền tảng coin có độ phủ lớn thứ hai trong thị trường Cryptos chỉ đứng sau Bitcoin.
Hiện tại, Ethereum có vô số các ứng dụng được phát triển trong hệ sinh thái của mình nhưng nó vẫn đang rất hạn chế về khả năng mở rộng mạng lưới và tăng khả năng tương tác mà Polkadot coin đang mang lại.
Cũng từ khả năng đáp ứng này của Polkadot coin. Kèm với đó, một trong những người tạo ra hệ sinh thái Polkadot cũng chính là CTO của nền tảng Ethereum trước đây. Chính vì vậy, sau khi được ICO trên thị trường, Polkadot đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trên thị trường.
Polkadot coin cũng đang hướng tới việc giúp cho người dùng có thể tự làm chủ và kiểm soát danh tính, dữ liệu của chính mình mà không phải thông qua một ai khác hay một chính phủ nào. Chính vì thế, Polkadot luôn cố gắng để phát triển và hoàn thiện hơn hệ sinh thái của mình và sớm trở thành một “Decentralized web” của thị trường trong thời gian sắp tới.
2. Cấu trúc hoạt động của Polkadot coin?
Mạng của Polkadot coin hoạt động khác so với mạng Ethereum. Nó đang sử dụng parachains cũng parathreads để cố gắng trở thành một blockchain không đồng nhất, đồng thời liên kết với chuỗi chính Relay Chain tại Polkadot. Bên cạnh đó, các chuỗi kể trên cũng kết nối với những mạng bên ngoài bằng các cầu nối ngay tại nền tảng.
2.1. Dây chuyền hoạt động của Polkadot
Chuỗi chuyển tiếp – Relay chain: đây là trung tâm thực hiện giao thức Polkadot coin. Chuỗi này có nhiệm vụ bảo mật, tạo nên sự đồng thuận cũng như chịu trách nhiệm tương tác chuỗi chéo cho mạng. Đồng thời, Relay Chain cũng là chuỗi chính tại mạng Polkadot, các khối giao dịch được hoàn thành giá trị tại Relay Chain.
Relay Chain hoạt động tương đối hạn chế tại giao dịch của nó, với những hoạt động chủ yếu là đấu giá parachain (một dây chuyền khác của Polkadot) và thực hiện trên cơ sở NPoS. Việc thục hiện những chức năng nhẹ hơn mà Relay Chain đang làm sẽ giúp nó có tốc độ xử lý những giao dịch mới cao hơn. Và cái kết là Polkadot đã từng được chứng kiến xử lý được 1000 giao dịch/s (TPS) vào năm 2020.
Parachains: Đây là những blockchain độc lập và được lưu trữ tại nền tảng Polkadot. Những Parachains này được thiết lập để thực hiện những mục đích chuyên biệt và giải quyết những tình huống bất lợi. Parachains sẽ tân dujnng những tài nguyên trên mạng của Polkadot coin và xác thực những giao dịch thực hiện trên mạng có chính xác hay không. Đồng thời, những blockchain này cũng được tự do phát triển và nâng cấp hệ thống quản trị riêng của họ song song với việc sử dụng những tính năng bảo mật mà Polkadot coin chia sẻ. Tuy nhiên, không phải bất cứ dự án nào cũng có thể đăng kí chạy parachains tại nền tảng của Polkadot coin. Thay vào đó, họ phải thuê một không gian trên Relay Chain bằng hình thức đấu giá để dành lấy vị trí đó.
Parathreads: Có chức tăng tương tự với parachains, đồng thời sở hữu với một vài phần khác biệt. Nói chung, parathreads là những parachains thiết lập dựa trên cơ sở trả tiền khi sử dụng, khác với Parachain là thuê không gian. Cấu hình Parathreads sẽ phù hợp với những dự án không cần truy cập một cách liên tục vào mạng.
2.2. Tính năng khác của Polkadot Coin
Bridges: Là nơi thực hiện những mục tiêu tương tác cho Polkadot. Bridges là một tính năng quan trọng vì nó sẽ cho phép Polkadot Coin kết nối cũng như giao tiếp với những mạng bên ngoài, ví dụ như Bitcoin hay Ethereum. Hiện tại, Polkadot coin đang nỗ lực để mở rộng thêm cầu nối với những blockchain khác bên trong hệ sinh thái để hoán đổi những mã token và không cần bất kỳ cơ quan trung ương nào.
NPoS: Polkadot coin sử dụng giao thức đồng thuận được xem là hiện đại hơn tại thuật toán NPoS – bằng chứng cổ phần đề cử. Với thuật toán này, Polkadot sẽ đảm bảo được tối đa bảo mật của mạng và ngăn chặn tấn công hay xâm nhập từ bên ngoài. NPoS cho phép những mã token DOT được đặt cược đề cử người dùng xác nhận mà DOT cảm thấy sẽ có thể phục vụ tốt nhất và đầy đủ tính chất bảo mật mạng. Khác với DPoS, NPoS sẽ có thể khiến cho những ai được đề cử có khả năng bị mất cổ phần trong trường hợp họ bị chỉ định là liên quan đến một tác nhân xấu nào đó.
Substrate: Đây là một phần mềm được thiết lập và phát triển bởi Parity Technologies nhằm mục đích tạo nên những blockchains tùy chỉnh. Polkadot coin đã sử dụng khung nền này giống như một phần trong công nghệ cơ bản nó sở hữu. Những nhà phát triển đã cho phép Substrate được tạo những chuỗi khối thiết lập có mục đích, đồng thời không yêu cầu tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, Substrate cũng là một công cụ cho phép hệ thống dễ dàng truy cập vào một thư viện những mẫu tùy chỉnh và có thể tăng khả năng nâng cao cũng như phát triển blockchain một cách dễ dàng. Và tại giao thức Wasm (hay còn gọi là WebAssembly) của Substrate cũng cho phép những nhà phát triển có thể xây dựng được nền tảng hợp đồng thông minh một cách nhanh chóng và tức thì.
3. Polkadot khác gì với Ethereum?
Vì cả 2 mạng này đều được sáng lập bởi 1 nhà phát triển nên người ta thường thắc mắc chúng có điểm gì khác biệt. Và sự thật là Polkadot và Ethereum 2.0 có khá nhiều điểm tương đồng về thiết kế cũng như hoạt động. Cụ thể, cả Polkadot và Ethereum 2.0 đều vận hành duy nhất 1 blockchain chính và tại đây, khi những giao dịch hoàn tất sẽ tạo ra những blockchain nhỏ hơn. Ngoài ra, cả 2 mạng này đều sử dụng thuật toán PoS thay vì PoW (tức là đặt cược chứ không khai thác coin để đồng bộ mạng).
Bên cạnh đó, những nhà phát triển hoàn toàn có thể dùng khung phát triển của Polkadot và mô phỏng bản sao trên Ethereum.
Lời kết
Polkadot Coin được dự báo là một đồng coin khá tiềm năng và nhiều người còn dự đoán nó sẽ vượt mặt Ethereum trong tương lai. Hiện tại, đồng coin này đang xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng CoinMarketCap và có tăng giá từ tháng 9/2021 đến đầu tháng 11/2021. Hãy cùng đón chờ tương lai của Polkadot xem sao bạn nhé!