Perlin là một dự án IEO thứ 8 trên Binance Launchpad từ đầu năm 2019 cho đến hiện tại. Có thể thấy trong mạng lưới của Perlin, PERL Coin được dùng trong việc trả phí, thanh toán thậm chí là Stake…Vậy PERL Coin là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đồng PERL ngay trong bài viết này bạn nhé.
Perlin (PERL) là gì?
Perlin là một nền tảng thị trường tài chính phân tán, cho phép người dùng truy cập và giao dịch tài sản dưới bất kỳ loại hình thức này chỉ cần thông qua khai thác thanh khoản (liquidity mining ) và tài sản tổng hợp (synthetic asset).
Thông qua giao thức Balancer, Perlin đã khuyến nghị người tham gia cung cấp các nhóm thanh khoản. Điều đó cho phép người dùng được stake PERL token và nhận về phần thưởng tương đương. Sẽ có ba loại token được phân phối cho những phần thưởng ban đầu khi người dùng cung cấp thanh khoản là PERL Coin, UMA và BAL.
Ngoài ra để có thể tạo ra tài sản tổng hợp Perlin đã áp dụng cơ chế UMA protocol. Như vậy thì mỗi nguồn cấp dữ liệu giá riêng sẽ tương ứng với mỗi tài sản đó và nó được cung cấp bởi Cơ chế xác minh dữ liệu (DVM) của UMA. Toàn bộ những tài sản tổng hợp trên PerlinX sẽ có tiền tố px (pxCarbon, pxGold…). Điều này yêu cầu PERL phải là tài sản thế chấp khi mọi tài sản tổng hợp được tạo ra dựa trên nền tảng PerlinX.
Tính năng của đồng tiền ảo PERL Coin
- DAG – đồ thị trực tiếp không tuần hoàn
Trong các thiết bị thông minh kỹ thuật số hằng ngày sẽ được tận dụng triệt để các tài nguyên ít khi sử dụng đến. Các miner được phép cho thuê hoặc là bán đi các tài nguyên đó trong máy tính mà không sử dụng đến cho những khách hàng của họ và đảm bảo sự bảo mật.
Trên mạng lưới của DAG, các giao dịch của Perlin sẽ luôn được chuyển thẳng vào. Đồng thời do những đặc tính blockless cộng với cơ chế đồng thuận Avalanche mà blockchain của Perlin có khả năng đạt tới con số 1300 giao dịch/ giây (TPS), và tốc độ trễ trung bình 4 giây, chính điều này đã dẫn đến việc tăng khả năng mở rộng hệ thống lên mức tối đa. Trong khi đó Bitcoin thực thi 7 TPS với độ trễ được tính là 60 phút và Algorand đã thực thi 364 TPS với độ trễ chỉ 50 giây mà thôi, đây chính là sự cải tiến tối ưu vượt trội.
- Metastability
Có một sự khác biệt rõ rệt giữa metastability và các cơ chế đồng thuận gossip đó chính là vấn đề lan truyền thông tin dữ liệu trong cơ sở metastability thông qua một nhóm node thay vì đó là các node tách rời. Điều này giúp cho sự đồng thuận đạt tốc độ cao dựa trên hệ thống tương tự như KYC của Perlin network. Trên cơ sở đó giúp đẩy mạnh tốc độ đồng thuận và giảm bớt đi tỷ lệ chi phí liên hệ. Được biết đây là những thông tin khá hiếm hoi ít được công bố rộng rãi trên thị trường.
- Avalanche
Có thể hiểu rằng Avalanche là một cơ chế đồng thuận hoạt động trên Byzantine Consensus tức là tính chịu lỗi trong hệ thống tập tin phi tập trung, đối với dự án này có thể nhận thấy sự hạn chế tương đối bởi chưa có bất kỳ nhà phát triển nào thực sự tìm ra được lỗ hổng của cơ chế hoạt động mới này:
- Điều này giúp cho việc duy trì thử nghiệm và áp dụng hợp đồng thông minh trong một thời gian nhất định, đồng thời có thể sử dụng code Web Assembly thông qua tài nguyên và khóa chữ ký.
- Có một sự liên kết được hình thành giữa các giao dịch như cách để kết nối phân phối trên sổ cái (CRDT) mục đích hướng đến việc hỗ trợ duy trì tính nhất quán trên các node của Perlin, đồng thời từ cơ chế Proof of Work tạo ra “Mã nhận dạng chữ ký duy nhất” giúp cho việc ngăn cản sự tấn công từ các Sybil và Eclipse.
Một điểm khác biệt nữa là trong thị trường tích hợp, Perlin với thông lượng lớn thì mạng sẽ cho phép các nhà phát triển truy cập, triển khai chạy các ứng dụng dApp trên một nền tảng cùng với lớp tính toán đó.
- Proof of Compute Availability
Đây là một cơ chế thông minh giúp kiểm tra định lượng điện năng tính toán cùng với khả năng thực sự có ở một nhà cung cấp hay 1 mỏ đào có.
- Decentralised computing layer
Bằng cách sử dụng riêng biệt các máy ảo,cơ chế này hỗ trợ việc ghép các tài nguyên máy tính khi chúng không được sử dụng thường xuyên trên các thiết bị khác nhau. Đây là một cơ chế đảm bảo tốt về sự bảo mật an toàn cá nhân cũng như tăng năng suất hiệu quả cao.
- Privacy-preserving
Khi các nhà cung cấp sử dụng đến nguồn tài nguyên máy tính trên hệ thống Perlin Network, nó sẽ giúp cung cấp các tùy chọn chủ quyền dữ liệu đến nhà cung cấp.
Lưu trữ đồng tiền ảo PERL Coin
PERL Coin được tạo ra dựa trên tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum, chính vì vậy người sử dụng có thể lưu trữ PERL Coin ở bất kỳ ví nào chỉ cần nó có hỗ trợ ERC20, có thể kể đến một số ví thông dụng như MyEtherWallet, Trezor, Ledger Wallet, Im Token…
Đánh giá chung dự án PERL Coin
Đánh giá về PERL Coin – 3
- Ưu điểm:
Kỹ thuật: Các chuyên gia nhận định rằng PERL Coin là một dự án được phát triển trên nền tảng kỹ thuật cao, tại đây còn có khả năng vượt trội hơn IOTA,TRX, Hashgraph… về mức độ kỹ thuật.
Công nghệ về tốc độ giao dịch: Khả năng xử lý của PERL Coin đạt đến con số 1300 giao dịch/ giây (TPS) với độ trễ trung bình 4 giây. Như vậy, nếu nói về khả năng mở rộng quy mô hệ thống thì PERL Coin hoàn toàn vượt trội so với các Crypto nền tảng khác như ETH, BTC…
Team: Đội ngũ nhà phát triển là những người có nhiều kinh nghiệm cùng danh tiếng nhất định về chuyên môn hóa cao trong việc phát triển blockchain, lập trình…
Strategic Investor: PERL Coin là một dự án được đông đảo những Venture Capital nổi tiếng cũng đã có sự thành công lớn, chứng minh cho một điều rằng PERL Coin rất được lòng các chuyên gia, họ đánh giá cao về chuyên môn cũng như tiềm năng mà tương lai PERL Coin mang lai. Cũng chính vì vậy mà đã có rất nhiều quỹ đầu tư ra đời dưới danh nghĩa là các nhà đầu tư chiến lược.
Có một lợi thế trong việc cạnh tranh với các đơn vị khác về việc người sử dụng có thể chỉ định một mức RAM và CPU tùy thuộc vào các nhiệm vụ đã được tính toán của họ theo những cách thức tương đương như với AWS EC2 vậy.
- Nhược điểm:
Điều duy nhất ở PERL Coin chính là dựa toàn bộ vào cơ chế đồng thuận mới là Avalanche cũng như có sự đòi hỏi phần đông các miner sự chấp thuận.
Trong thời điểm hiện tại, vẫn có rất nhiều câu hỏi đặt ra về dự án PERL Coin này, trong đó có hai vấn đề chính gây ra nhiều tranh cãi như tại sao một dự án có tiềm năng như vậy lại không có quá nhiều thông tin được công khai, có phải họ thực sự không cần đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường,…và cũng còn nhiều vấn đề khác nữa.
Dù PERL Coin không phải là một dự án mới nổi, và cũng đã có ra mắt thị trường vào năm 2019 thông qua hình thức IEO trên hệ thống sàn giao dịch Binance. Về cơ bản có thể thấy rằng mô hình thực thi của Perlin có phần tương tự với dự án UMA trước đó. Tóm lại, mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có mình những thông tin cơ bản về dự án PERL Coin để có được những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công.