Nếu bạn đang cân nhắc về việc đầu tư đồng tiền One Coin của dự án One Life thì khoan, khoan, dừng khoảng chừng là 2s! Có thể bạn chưa biết, đồng tiền này đã từng đứng trước rất nhiều nghi vấn và cáo buộc về việc lừa đảo.
1. One coin là gì?
One coin là một đồng tiền kỹ thuật số theo lời tuyên bố của One Life – công ty phát triển đồng tiền này. Tuy nhiên, mãi sau này người ta mới phát hiện ra đồng One Coin không phải là một đồng tiền điện tử mà nó chỉ mượn danh tiền điện tử để thu hút đầu tư.
Mặc dù One Coin đã từng tuyên bố mình với vai trò là một đồng coin điện tử, nhưng người ta đã phát hiện ra không hề có bất kỳ blockchain nào đứng sau để duy trì bảo mật cho đồng tiền này. Và càng nực cười hơn khi đồng One Coin chỉ hoạt động với việc sử dụng GitHub – một phần mềm cung cấp đến cho người dùng kho lưu trữ để thực hiện các dự án mã nguồn mở.
Cách để One coin được nhà đầu tư bơm tiền vào chính là thực hiện hoạt động MLM – tiếp thị đa cấp. Cụ thể, One coin dụ dỗ những nhà đầu tư đầu tiên bán One coin cho những nhà đầu tư khác, có thể là người thân bạn bè,… và họ sẽ được chia hoa hồng. Đồng thời, One coin cũng không được phép giao dịch trên tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử, mà nó có một nền tảng thực hiện giao dịch riêng.
Có quá nhiều lỗ hổng cho việc đầu tư One Coin. Nhưng rất nhiều người đã từng ngờ vực và thậm chí không tin rằng One coin là scam.
2. One coin và One Life thực chất có lừa đảo không?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng quay ngược lại dòng thời gian của đồng One coin này. Người sáng lập cũng là nhân vật đại diện cho toàn bộ phát ngôn của Onecoin – bà Ruja Ignatova đã đưa ra các thông cáo báo chí về đồng tiền này trong lần đầu ra mắt năm 2014 như: Onecoin được hoạt động gần như là tương tự với những đồng tiền điện tử khác với lượng cung tối đa là 120 tỷ coin. Ngoài ra, Onecoin cũng có thể sử dụng để thanh toán các giao dịch và sẽ sở hữu ví điện tử riêng. Tuy nhiên, bà cũng thông báo rằng Onecoin hoạt động dựa trên một cơ chế đặc biệt, không phải là blockchain.
Tiếp nối sự kiện đó, Onecoin liên tục tung ra thị trường những khóa học về crypto, những tài liệu tài chính. Và đây chính là những nguồn thu nhập chính của One Life cho dự án OneCoin. Tại những khóa học về Onecoin, người mua khóa học sẽ được học thêm những kiến thức mở rộng về đầu tư, giao dịch và một số kiến thức về kinh tế tài chính khác. Hoạt động này cũng được thực hiện theo mô hình đa cấp MLM, tức là những người mua khóa học trước sẽ được thưởng Onecoin nếu giới thiệu thành công những người mua khóa học đến sau.
Chưa hết, Onecoin còn “bịp” khách hàng bằng cách gửi tặng họ những mã token vô nghĩa, mà chính công ty này hứa hẹn là có thể dùng token để khai thác Onecoin. Và điều hề hước ở đây là toàn bộ những khóa học và tài liệu dự án này đưa ra đã từng phải đối mặt với những phốt đạo văn.
Bẵng đi một thời gian, đến 2017, bà Ruja Ignatova đã mất tích hoàn toàn trước khi lực lượng cảnh sát thế giới truy lùng những đối tượng bị tình nghi là lừa đảo. Ngay sau đó, giám đốc điều hành One Coin, cũng là anh trai của Ruja Ignatova đã bị cảnh sát tóm.
Và cho đến hiện tại, Ruja Ignatova vẫn chưa được tìm thấy dù đã có hơn trăm đơn kiện người này từ rất nhiều nơi trên thế giới.
3. Những mốc thời gian đáng nhớ của sự việc One coin lừa đảo
Năm 2014, dự án One coin tuyên bố rằng người dùng chỉ có thể giao dịch One coin hoặc chuyển đổi One coin thành những đồng coin khác tại sàn giao dịch của chính nó, có tên là One Coin Exchange xcoinx. Và không phải ai cũng được quyền giao dịch tại sàn này vì nó là một sàn giao dịch trong nội bộ. Điều này có nghĩa chỉ khi người dùng mua gói tài khoản/ gói tài liệu giáo dục tại sàn mới được thực hiện giao dịch.
Chưa hết, mỗi gói tài khoản sẽ có giới hạn lượt bán khác nhau. Ví dụ bạn mua gói VIP thì được 100 lượt bán, nhưng gói VIP ++ sẽ có 200 lượt bán. Tuy vậy, vào khoảng tháng 1/2017 thì sàn giao dịch này đã đóng cửa. Và shock hơn là nó hủy tất cả các lệnh rút tiền của những người giao dịch trên sàn.
Trước đó, năm 2016, trên thị trường đã nảy sinh ra khá nhiều câu hỏi về việc đồng One coin hoạt động theo mô hình Ponzi – kim tự tháp. Sau đó, nhiều quốc gia đã tham gia điều tra dự án này và công ty One Life. Sau đó một thời gian, tổ chức có thẩm quyền tại Na Uy đã tuyên bố One Coin chính là một dự án Ponzi. Tiếp nối sự kiện này, ngân hàng Hungary cũng cảnh báo điều đó trước công chúng.
Năm 2017, dự án One Coin đã tự tuyên bố rằng mình đã được Việt Nam cấp phép nhưng ngay lập tức đã bị chính phủ nước ta phủ nhận và cũng lên tiếng cảnh báo.
Năm 2018, cảnh sát đã đột kích công ty One Life nhưng không bắt được bà Ruja vì bà đã bỏ trốn từ 2017, nhưng đã bắt được người đại diện cũng là anh trai cũng bà. Người này đã thừa nhận hàng vi rửa tiền, lừa đảo, thừa nhận rằng Onecoin trước giờ không thể giao dịch hoặc mua tài sản.
4. Bài học kinh nghiệm
Tiền ảo dù đã phổ biến trong thế giới tài chính nhưng không có nghĩa là nó an toàn tuyệt đối. Do đó, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về đồng tiền điện tử bạn đang lên kế hoạch đầu tư. Những điều tối thiểu bạn cần tìm hiểu là về kỹ thuật, công nghệ, dự án nắm giữ nó hoặc chủ đầu tư. Bây giờ mọi thứ đều có thể dễ dàng tìm hiểu qua Google, hoặc nếu bạn có thêm nhiều nguồn tin tức đáng tin cậy khác thì càng tốt.
Đồng thời, bạn hãy cẩn thận với những đồng coin đả kích ngược lại những bên phê bình dự án đó. Vì thông thường, những đồng coin an toàn nếu muốn thu hút vốn đầu tư sẽ khiến khách hàng của họ an tâm chứ không phải dùng biện pháp tiêu cực để giải quyết vấn đề.
Tiếp theo, hãy thực hiện đầu tư, trao đổi và giao dịch trên những sàn giao dịch có tiếng và uy tín. Thông thường, để một đồng coin được niêm yết trên sàn thì nó cần phải vượt qua một kỳ xét duyệt tiêu chuẩn của sàn. Sàn sẽ không cho phép những đồng coin scam có mặt trên sàn vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của chính nền tảng. Chính vì vậy, giao dịch tại sàn đủ uy tín chính là một trong những bước đầu tiên để bạn có thể bảo vệ bản thân trước việc những đồng coin scam tiếp cận bạn.
Cuối cùng, đừng bao giờ tin tưởng vào những đồng tiền hứa hẹn về một mức lãi suất hay lợi nhuận quá khủng, khủng đến mức khó tin. Bởi vì nó bất thường, nên nó rất khó xảy ra. Hoặc bởi vì nó có lợi nhuận cao, nên rủi ro tương ứng cũng buộc phải cao.
Lời kết
Nói chung, One coin và One Life lừa đảo, scam, bỏ trốn đã là những câu chuyện đã trôi qua từ lâu và khá “xu” cho những nhà đầu tư vì họ đã thực sự mất trắng một khoản tiền. Chính vì vậy, bạn hãy thật cẩn thận trước khi ra bất kỳ quyết định đầu tư nào đó nhé!