Với sự tham gia ngày càng đông đảo và sôi nổi của những người dùng trên khắp thị trường tiền điện tử, việc thấu hiểu rõ bản chất của cấu trúc mạng hoặc những kiến thức chuyên sâu khác sẽ giúp bạn có ưu thế hơn trong việc kiếm tiền. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kiến thức về Node – một trong những bộ phận quan trọng và rất thường được nhắc đến khi đề cập về blockchain hoặc tiền điện tử.
1. Node là gì?
Node là thiết bị trên blockchain, nơi mà toàn bộ giao dịch tiền điện tử sau khi được ghi lại tại sổ cái phi tập trung (blockchain) sẽ được phân phối đến nó. Chúng liên hệ kết nối với nhay trong mạng, chuyển thông tin giao dịch hoặc thông tin các khối mới qua nhau.
Node (nút) được xem là một phần cực kỳ quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng của blockchain. Chúng sẽ thực hiện duy trì bảo mật và sự kết nối chặt chẽ của mạng. Và vai trò chính của chúng trên blockchain là thực hiện xác minh toàn bộ lô giao dịch mạng, hay còn gọi là khối. Mỗi node trong mạng sẽ có một mã định danh khác nhau và duy nhất, hay còn gọi là IP để phân biệt với các nút còn lại.
Nói một cách dễ hiểu, các node là điểm cuối trong chuỗi giao tiếp. Có nghĩa là bất kỳ người dùng nào, ứng dụng nào muốn giao tiếp với Blockchain đều phải thực hiện thao tác đó thông qua các nút này. Chính vì vậy, các nút cũng chính là một trung tâm phân phối lại các thông tin liên lạc.
Rất nhiều người cho rằng tất cả các nút cùng cung cấp một chức năng, hoặc thậm chí có ý kiến cho rằng bất kể người dùng nào tương tác và giao tiếp với blockchain được gọi là node. Tuy nhiên, cả 2 thông tin trên đều là sai lầm.
Thực tế, mọi thiết bị, mọi người dùng kết nối cùng với mạng Blockchain đều không nhất thiết phải là một node. Và lưu ý rằng, tất cả node trên mạng Blockchain không hề cùng thực hiện một chức năng, mà những node này được phân loại phụ thuộc vào những vai trò riêng biệt diễn ra phía trong của hệ sinh thái Blockchain. Mặc dù một node thường phải chịu trách nhiệm giữ và duy trì bản ghi các giao dịch trên Blockchain nhưng cũng có những node không có nhiệm vụ bắt buộc cần phải duy trì bản ghi này.
Nói chung, mỗi vai trò khác nhau trên mỗi node tại mạng blockchain sẽ được xác định thông qua yêu cầu cụ thể của mạng blockchain đó.
2. Vai trò của node:
Node có khá nhiều vai trò phụ thuộc vào việc nó nằm ở blockchain nào. Tuy nhiên, hầu hết các node đều có một số vài trò cơ bản như sau:
2.1. Xét duyệt giao dịch:
Các nút sẽ có nhiệm vụ là ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối một giao dịch bằng việc quản lý và xem xét tính hợp lệ của những giao dịch này. Tất cả những giao dịch thực hiện tại blockchain đều phải luân chuyển đến nút của mạng blockchain đó. Một số nút sẽ xác thực giao dịch bằng thuật toán đồng thuận, một số nút khác chịu trách nhiệm việc lưu trữ hồ sơ, nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào vai trò mà nút nắm giữ.
Khi xử lý giao dịch, nút chọn chấp nhận hoặc từ chối, ghi lại dữ liệu, đồng thời gửi dữ liệu đó cho các nút còn lại. Trong một vài trường hợp, nút sẽ được yêu cầu phải chuyển dữ liệu cho các nút khác nhằm duy trì quá trình đồng bộ hóa. Và đó cũng là cách thức blockchain lưu trữ các giao dịch.
2.2. Điều chỉnh blockchain:
Các node không chỉ đóng vai trò duy trì Blockchain, chúng còn tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của blockchain. Khi các khối dữ liệu mới muốn được thêm vào blockchain, thì nó phải được add vào bộ nhớ của chúng. Sau đó, chúng sẽ thêm các khối mới này vào Blockchain. Cuối cùng, quá trình đồng bộ hóa sẽ diễn ra, phục vụ cho việc duy trì bản sao độc nhất của sổ cái. Quá trình tạo khối dữ liệu và xác thực các giao dịch luôn được thực hiện bằng thuật toán đồng thuận.
2.3. Truy cập:
Chúng có vai trò đảm bảo cho người dùng thực hiện quyền truy cập không bị suy giảm tại sổ cái Blockchain. Cụ thể, chúng sẽ cung cấp các quyền truy cập cho người dùng vào các dữ liệu được lưu trữ tại blockchain. Tuy nhiên, vai trò này chỉ có những loại nào thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu mới đảm nhận. Lưu ý rằng có nhiều loại khác nhau với vai trò khác nhau trên Blockchain.
3. Các loại node trong blockchain:
3.1. Full node:
Full node hoạt động tương tự một máy chủ bên trong mạng phi tập trung. Full node có các nhiệm vụ: duy trì sự đồng thuận cho các nút khác, đồng thời xác minh giao dịch. Full node cũng sẽ lưu trữ bản sao blockchain. Chính vì vậy nó sẽ an toàn hơn và được thực hiện những chức năng tùy chỉnh, ví dụ như gửi tức thì hoặc giao dịch riêng tư.
Trong trường hợp quyết định tương lai mạng, full node sẽ được vote cho các đề xuất. Nếu 51% trong chuỗi đồng ý, thì đề xuất sẽ được thông qua và ngược lại.
3.2. Node có thể thêm khối:
Chúng phụ thuộc ít nhiều vào quy tắc đồng thuận trên chuỗi, đồng thời yêu cầu ít nhất có một full node để hoạt động.
Có 3 loại node nhỏ có thể kể đến như sau:
Mining node – node khai thác: Các thợ đào, thợ khai thác (miners) chính là loại này. Mục đích của chúng là chứng minh thợ đào đã thực hiện xong công việc của mình để có thể tạo thêm một khối. Tên thuật toán khai thác ở đây là Proof of Work (PoW). Để được tính là khai thác hoàn thiện, chúng này phải được chấp thuận bởi các node khác, bằng cách trở thành một full node hoặc nhận dữ liệu từ những full node khác để nắm bắt được thông tin và tình trạng của mạng.
Staking node – node đặt cược: Khác với Mining node, Staking sử dụng thuật toán Proof of stake. Đặt cược được so sánh tương tự với việc gửi tiền pháp định truyền thống. Người dùng sẽ mua coin và gửi nó vào hệ thống đặt cược, sau đó sẽ nhận lãi. Staking không cần đầu tư vốn quá nhiều vào ban đầu như Mining, cũng không tốn nhiên liệu nhưng nó sẽ kém hiệu quả hơn. Vì chúng sẽ dựa trên quy tắc xác định trước và tính toán ngẫu nhiên để chọn ra người may mắn. Để tham gia staking, người dùng cần tải ví phần cứng cho coin, đồng thời đặt full chuỗi khối trên thiết bị để có thể trở thành node lưu trữ full.
Authority Node – node cơ quan: Nhiệm vụ của loại này cũng giống full node, đó là thực hiện tạo và xác nhận khối dữ liệu. Ngoài ra sẽ phân phối thông tin đến người dùng trên mạng. Toàn bộ những người dùng trên mạng nếu không được chọn làm Authority Node sẽ chạy các Light Node – cái dựa trên dữ liệu truyền phát, từ đó được hoạt động tại blockchain.
3.3. Masternode:
Bản thân masternode không thể tự thêm khối dữ liệu vào blockchain. Ý nghĩa duy nhất của masternode là lưu giữ những hồ sơ giao dịch cũng như xác thực chúng. Một lợi ích của masternode với người dùng là nếu chạy trên loại này, họ có thể vừa bảo mật mạng tối ưu vừa có cơ hội kiếm được phần thưởng trên những dịch vụ của mình.
Lời kết:
Trên đây là thông tin về Node là gì, những vai trò, nhiệm vụ và phân loại các node. Mặc dù nhà đầu tư tiền điện tử không cần biết quá sâu vào cách thức vận hành của những đồng coin này, nhưng nó sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống và tiếp nhận những thông tin về crypto một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.