Nguyên tắc 80/20 là một nguyên tắc phổ biến về năng suất. Chúng ta thường nghĩ rằng càng bỏ nhiều công sức, tiền bạc hoặc thời gian vào việc gì đó thì lợi nhuận thu về càng lớn. Tuy nhiên, đầu vào và kết quả hiếm khi tương quan một cách đơn giản như vậy, mà thường là 80-20.
1. Nguyên tắc 80/20 là gì?
Nguyên tắc 80/20 hay còn được gọi là nguyên tắc Pareto, được đặt theo tên của nhà kinh tế học Vilfredo Pareto. Nguyên tắc nói rằng 80% kết quả đến từ 20% công việc của bạn. Vì vậy nếu áp dụng vào công việc, bạn có thể cắt giảm bớt công việc và tăng kết quả của mình.
80-20 bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1800 khi Vilfredo Pareto nhận thấy rằng, hầu hết năng suất trong vườn của ông chỉ do một số cây của ông tạo ra. Ông tiếp tục áp dụng khái niệm này trên quy mô rộng hơn nhiều, thấy rằng 20% dân số Ý sở hữu 80% của cải. Nói tóm lại, những thứ sản xuất quá mức được tạo ra nhiều nhất được bù đắp cho những thứ không sản xuất nhiều.
Khái niệm này sau đó đã được phổ biến lại bởi cuốn sách năm 1999, “Nguyên tắc 80-20” của Richard Koch, trong đó ông áp dụng nguyên tắc này vào kinh doanh hiện đại, mô tả có bao nhiêu công ty tạo ra 80% công việc kinh doanh từ 20% khách hàng của họ. Cụ thể, 20% nhân viên tạo ra 80% công việc, 20% nỗ lực của bạn tạo ra 80% lợi nhuận… và nhiều ví dụ khác. Kể từ đó, khái niệm này đã được áp dụng cho các chiến lược kinh doanh, phát triển phần mềm, chăm sóc sức khỏe,…
Tuy nhiên cần lưu ý rằng 80/20 không phải là một quy luật toán học chặt chẽ. Không phải lúc nào sự việc cũng trùng hợp khi hai con số cộng lại bằng 100% với đầu vào 80% và đầu ra 20%. Đây chỉ đơn giản là các con số đại diện chứ không phải luôn chính xác như vậy, vì đôi khi sẽ có chênh lệch như 70/30 hay thậm chí 90/10.
Nói chung nguyên tắc này được ứng dụng rất nhiều trong các khía cạnh cuộc sống, nó cũng có thể áp dụng cho việc đầu tư, hướng dẫn các nhà đầu tư cách đa dạng hóa rủi ro, tăng lợi nhuận bằng cách tập trung sự chú ý và vốn của họ vào những tài sản sinh lời nhất trong danh mục đầu tư. Dưới đây là cách sử dụng quy tắc thần kỳ để phát triển chiến lược đầu tư của bạn, cùng tham khảo nhé.
2. Nguyên tắc 80/20 trong lập ngân sách
Đối với việc lập ngân sách, 80/20 phân lập ngân sách tổng của bạn thành 2 phần: một nhóm lớn để chi tiêu và một nhóm nhỏ khác để tiết kiệm và đầu tư. Nguyên tắc Pareto này về cơ bản là một phiên bản đơn giản hóa của quy tắc ngân sách 50/30/20 trong đó bạn phân bổ 50% thu nhập của mình cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho khoản tiết kiệm. Với việc chỉ có hai danh mục ngân sách để theo dõi đơn giản như vậy giúp việc tiết kiệm và đầu tư trở nên dễ dàng đến mức bất kỳ ai cũng có thể làm được.
Ví dụ: nếu bạn kiếm được 5.000.000 đồng mỗi tháng và tuân theo quy luật 80/20, bạn sẽ phân bổ 1.000.000 đồng mỗi tháng cho tiết kiệm và đầu tư, còn và 4.000.000 đồng còn lại dành cho tất cả các chi phí khác của bạn. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên tiết kiệm ít nhất 15% thu nhập mỗi năm để cho việc nghỉ hưu dễ dàng, vì vậy, nếu bạn dành 20% thì nó còn đem đến kết quả tốt hơn.
Bởi vì ngân sách của mỗi người là khác nhau và nhu cầu mỗi thời điểm của mỗi người cũng là khác nhau. Nên những gợi ý về phân bổ ngân sách trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn kiếm rất nhiều tiền và tiêu không hết, bạn có thể tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn 20%, và ngược lại. Nói chung 80/20 chỉ là con số đại diện, bạn không cần cố cưỡng ép mình phân bổ chính xác nguồn lực. Điều quan trọng mà nguyên tắc này đóng góp cho bạn là nó cung cấp cho bạn một phương pháp mạnh mẽ giúp bạn đi đúng hướng. Khuyến khích bạn phân chia khoản tiết kiệm và cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
3. Đối với đầu tư
Nguyên tắc 80/20 trong đầu tư nói rằng khoảng 20% số tiền bạn đầu tư sẽ mang lại 80% lợi nhuận của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể đầu tư vào 1/5 số lượng cổ phiếu so với hiện tại, miễn là bạn chọn tốt? Không hẳn vậy đâu nhé. Điều quan trọng là phải duy trì một danh mục đầu tư đa dạng. Bởi vì bạn không bao giờ biết được đâu là 20% sẽ trả về kết quả tốt nhất trong danh mục của mình cả.
Nếu bạn biết về sự phát triển vượt trội như ngày nay của các cổ phiếu như Amazon, Apple, Microsoft,… thì chúng ta đã có thể bắt đầu đầu tư vào đúng thời điểm nhiều năm trước, chúng ta có thể sử dụng nguyên tắc 80/20 để kiếm nhiều tiền hơn với lượng vốn bỏ ra hơn. Nhưng vì chúng ta không thể đoán trước được tương lai, nhất là trong bối cảnh các công ty có nhiều biến động vượt bậc như hiện nay, thì tốt nhất là bạn nên có kế hoạch đầu tư đa dạng để phân tán rủi ro.
Tuy nhiên, vẫn có những cách khác để sử dụng nguyên tắc này trong các khoản đầu tư của bạn. Ví dụ:
- 80% vốn đầu tư vào tài khoản hưu trí và 20% trong danh mục đầu tư chịu thuế.
- 80% đầu tư vào quỹ chỉ số thụ động và 20% vào cổ phiếu đơn lẻ.
- 80% danh mục đầu tư chịu thuế của bạn ở cổ phiếu blue-chip và 20% ở cổ phiếu vốn hóa nhỏ đến trung bình.
- 80% các khoản đầu tư thay thế vào bất động sản và 20% vào tiền điện tử.
- Đề phòng rủi ro bằng cách bỏ 80% tiền vào các khoản đầu tư an toàn hơn, như trái phiếu tiết kiệm và CD, 20% còn lại vào các cổ phiếu tăng trưởng mạnh rủi ro hơn.
- Để tăng lợi nhuận, hãy xác định các tài sản đóng góp vào 80% lợi nhuận đầu tư của bạn. Bạn cũng cần phải loại bỏ các tài sản đang làm giảm danh mục đầu tư. Bằng cách này, bạn có thể nắm giữ những loại tài sản tăng giá nhiều nhất và cắt bỏ những tài sản giảm giá. Tuy nhiên, vẫn phải luôn giữ quan điểm: đa dạng hóa khi đầu tư.
- …
Không có bất kỳ giới hạn nào về số cách bạn ứng dụng nguyên tắc 80/20 trong đầu tư tài chính. Với cách tiếp cận phù hợp, bạn có thể tìm thấy cách phân bổ phù hợp với bạn để thu về lợi nhuận nhiều nhất.
Và hãy nhớ rằng, mỗi khoản đầu tư trong danh mục đầu tư của bạn phải phục vụ một mục đích cụ thể và đóng góp vào mục tiêu tổng thể, cho dù đó là đầu tư để tăng trưởng, điều chỉnh rủi ro hay đa dạng hóa. Việc tập trung quá nhiều vào loại tài sản nào đó với mong muốn thúc đẩy tăng trưởng nhiều nhất có thể có thể khiến bạn phân tâm khỏi bức tranh toàn cảnh và gánh chịu nhiều rủi ro đấy..
4. Kết
Áp dụng nguyên tắc 80/20 trong đời sống nói chung và trong tài chính nói riêng có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Không có lý do gì bạn không thử thể sử dụng nó để tối ưu hóa ngân sách, danh mục đầu tư, sự nghiệp và các phần khác của cuộc sống.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng mỗi người sẽ có cách ứng dụng khác nhau. Và bạn cần phải liên tục hoàn thiện kế hoạch tài chính của mình với nguyên tắc 80/20 theo thời gian dài mới thu về kết quả tốt. Chúc bạn thành công.