Hiện nay, Việc ứng dụng các mô hình phân tích đến những yếu tố tác động trong sự thành công và thất bại của một doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Từ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn để đưa ra các mục tiêu và kế hoạch rõ ràng để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin liên quan đến mô hình SWOT là gì trong bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.
Mô hình SWOT là gì?
Mô hình SWOT là mô hình phân tích các giá trị cạnh tranh của một doanh nghiệp, công ty trên thị trường bao gồm 4 yếu tố S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức. Nhờ mô hình SWOT mà việc thiết lập mục tiêu và kế hoạch được diễn ra dễ dàng hơn.
Đối với sự vận hành của một doanh nghiệp, công ty thì một trong những yếu tố tạo nên sự thành công hay không đó chính là việc đưa ra các kế hoạch hiệu quả. Để có thể hình thành nên kế hoạch hiệu quả thì việc nắm rõ về điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thách thức, cơ hội trên thị trường sẽ hỗ trợ tốt cho vấn đề đó.
Do đó mà việc ứng dụng mô hình phân tích với 4 yếu tố kể trên của mô hình SWOT sẽ giúp cho quá trình hoạt động và vận hành của doanh nghiệp, công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh trên thị trường.
Tiến hành phân tích dựa vào mô hình SWOT
Việc tiến hành phân tích được hình thành dựa vào 4 yếu tố, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trong đó, cơ hội và thách thức là 2 yếu tố chính được hình thành dựa vào những thành phần tác động bên ngoài doanh nghiệp, công ty trên thị trường. Còn 2 yếu tố còn lại biết mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố chính được hình thành dựa vào những thành phần tác động có ảnh hưởng trong nội bộ của một công ty, doanh nghiệp đó.
Do đó, việc tiến hành phân tích dựa vào mô hình SWOT và hình thành nên các yếu tố để có thể đưa ra các kế hoạch cụ thể cho sự phát triển trong tương lai của công ty, doanh nghiệp đó. Sự tiến hành dựa vào các yếu tố tác động theo chiều hướng bên trong và cả bên ngoài của công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào của thị trường.
Thông qua mô hình SWOT thì việc xác định được các mục tiêu, định hướng sẽ được tiến hành rõ ràng hơn và có thể giúp cho tình hình vận hành kinh doanh phát triển hiệu quả hơn trong tương lai.
Mô hình SWOT có lợi ích gì?
Thông qua việc xác định rõ ràng về 2 cặp yếu tố chính tác động đến doanh nghiệp, công ty theo 2 chiều hướng bên trong và bên ngoài thì một công ty, doanh nghiệp có thể nhận định và đánh giá chính xác được các giá trị nguồn lực mà mình đang có.
Từ đó hiểu rõ hơn điểm mạnh của doanh nghiệp là gì để có thể nâng cao giá trị cạnh tranh trong quá trình vận hành trên thị trường. Điểm yếu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế được những tác động có sự ảnh hưởng không hiệu quả đến tiến trình phát triển của công ty trong tương lai. Cơ hội là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng để nắm bắt được thời điểm và đưa ra các kế hoạch phát triển hiệu quả. Thách thức sẽ là các tác nhân làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và việc hiểu rõ nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đề ra các biện pháp ứng phó và giải quyết hiệu quả.
Sau khi có được một bức tranh tổng thể về các yếu tố chính tác động đến tình hình kinh doanh và vận hành của một doanh nghiệp thông qua mô hình này thì việc đưa ra các kế hoạch nhờ vào điểm mạnh và cơ hội cũng sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó cũng như là việc hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng từ thách thức và điểm yếu của doanh nghiệp đó trên đà phát triển của thị trường trong thời gian tới.
Mô hình SWOT có ưu điểm gì?
Không tốn phí
Để có thể tiến hành phân tích được 2 nhóm yếu tố dựa vào mô hình này thì việc sử dụng tư duy của một nhà phân tích trong lĩnh vực kinh doanh sẽ được áp dụng. Do đó mà các chi phí phát sinh để có thể tiến hành phân tích mô hình này là hoàn toàn bằng không.
Quá trình tiến hành sẽ được dựa vào các công việc cụ thể như là khảo sát thị trường, tìm hiểu thông tin, thu thập những nguồn thông tin và dữ liệu có được từ các kênh như là người quen, mạng xã hội. Sau đó sẽ tiến hành phân tích nguồn thông tin và dữ liệu đó để đánh giá sự ảnh hưởng đến công ty, doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của kết quả
Sau khi tiến hành phân tích dựa vào mô hình SWOT hoàn thành thì kết quả thu được có giá trị quan trọng trong việc vận hành của công ty, doanh nghiệp. Thông qua đó công ty và doanh nghiệp có thể tận dụng kết quả để hiểu rõ hơn về 4 yếu tố như là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức một cách cụ thể để đưa ra mục tiêu và chiến lược phát triển hiệu quả trong tương lai.
Mô hình SWOT có nhược điểm gì?
Chưa phân tích được chiều sâu
Kết quả thu được thông qua hoạt động phân tích và đánh giá từ mô hình này chỉ giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại của công ty, doanh nghiệp với những yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài. Nhưng xét về khía cạnh cụ thể và chuyên sâu về các vấn đề phân tích thì vẫn chưa được đánh giá cao. Do đó mà việc tiến hành đưa ra mục tiêu và kế hoạch để thực hiện chưa thực sự có sự hiệu quả như mong muốn.
Mang tính chủ quan
Bởi vì quá trình tiến hành các hoạt động phân tích với 4 yếu tố của mô hình này được tiến hành từ những cá nhân cụ thể. Do đó mà các kết quả thu lại thường là sự phản ánh với các ý kiến mang tính chất độc lập, không thể hiện được tính khách quan ở nhiều khía cạnh tác động của từng vấn đề được đề cập.
Do đó mà sự chính xác cao chưa thật sự tốt bởi vì đôi khi kết quả phân tích thu được cũng thường nhận được sự e dè về mức độ chính xác của những nhà phân tích mô hình đó.
Nâng cao quá trình nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên thì mô hình này không mang lại kết quả với sự phản ánh hoàn toàn chính xác. Do đó mà để có thể thu được một kết quả nghiên cứu với mức độ đáng tin cậy cao thì doanh nghiệp và công ty cần phải tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu. Đề cao sự tiếp cận từng vấn đề trong mô hình phân tích này ở nhiều khía cạnh nhằm thu được kết quả chính xác nhất.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan về mô hình SWOT là gì cũng như là những lợi ích, nhược điểm và ưu điểm mà mô hình này mang lại cho nhà phân tích. Trong hoạt động kinh doanh, việc tiến hành phân tích các mô hình cũng sẽ có sự đóng góp quan trọng cho sự thành công hay thất bại của các công ty, doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến sự hữu ích đối với việc vận hành của công ty và doanh nghiệp trong tương lai nhé.