Một thuật ngữ mà chúng ta rất thường hay gặp khi tìm đọc những thông tin về Crypto – đó là IEO. Có khá nhiều người nhầm lẫn với một khái niệm “na ná” – ICO – đợt phát hành tiền lần đầu. Vậy liệu có mối liên quan nào giữa IEO và ICO? Và IEO là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. IEO là gì?
IEO là đợt bán mã token được giám sát trực tiếp bởi các sàn giao dịch tiền điện tử. IEO cũng chỉ có sẵn đối với những người dùng trên sàn giao dịch đó. Tương tự với ICO, IEO cho phép những nhà đầu tư nhận đồng coin hoặc mã token mới khi chủ dự án thực hiện huy động.
ICO là phương thức gây quỹ phổ biến nhất trong lĩnh vực tiền điện tử hiện nay, nhưng nó bị STO và IEO theo sát. IEO được thực hiện thông qua các nền tảng và sàn giao dịch tiền điện tử. Điểm khác cơ bản của IEO so với ICO là IEO liên quan đến bên thứ ba (ví dụ như sàn giao dịch), còn ICO là nơi những dự án tiền điện tử sẽ tiếp cận trực tiếp đến các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế mà nói, những đợt IEO thực chất là các sàn giao dịch thay mặt những dự án khởi nghiệp thực hiện gây quỹ. Những công ty start-up này cần đảm bảo thực hiện những cam kết theo yêu cầu cũng như thực hiện thẩm định. Đồng thời, họ cũng phải trả các phí niêm yết mã token trên nền tảng cho chính nền tảng đó.
Và IEO sẽ không cung cấp mã token nhằm mục đích mở công khai mà chỉ người dùng của nền tảng trao đổi như các sàn giao dịch mới được tham gia sự kiện IEO.
2. Điểm khác biệt giữa IEO và ICO?
Trong quá khứ, việc tung ra một đồng coin mới, một dự án mới hay một ứng dụng mới thường được thực hiện thông qua việc huy động nguồn cung ứng từ cộng đồng tại các đợt ICO.
Dù là ICO hay IEO, dự án đều phải tuân theo một thông lệ cơ bản, đó là phải có đợt IPO – Phát hành lần đầu với công chúng hoặc là công bố trên thị trường chứng khoán. Những quyền chọn khác nhau này là đều là hình thức chào bán một cách công khai những cổ phiếu đầu tiên của công ty với hy vọng sẽ bán cho những nhà đầu tư. Nói chung, thực chất cả hai hình thức này, ICO và IEO đều hướng đến nhiệm vụ huy động vốn cho dự án.
Còn điểm khác biệt chính nhất giữa ICO và IEO, đó là ICO luôn tận dụng lợi thế mình là một nền tảng trao đổi độc quyền và sẽ chỉ cho phép những người dùng chính thức trên nền tảng có cơ hội nắm cổ phần thông qua mã token. Ngoài ra, nền tảng sẽ nắm giữ quyền lựa chọn những dự án sở hữu khả năng thành công. Bởi vì làm như vậy sẽ ngăn chặn việc nó có khả năng mất danh tiếng hoặc bị thua lỗ. Và đó cũng là nguyên do nhiều người chọn IEO – họ tin rằng IEO đảm bảo an toàn tốt hơn khi so sánh với ICO.
IEO sẽ kết hợp với nền tảng giao dịch – nơi vai trò là một bên thứ ba – nơi người dùng đã giao dịch trên đó một thời gian – sẽ đáng tin cậy hơn và đảm bảo bảo mật cho các giao dịch.
Tuy nhiên, trong trường hợp xác minh IEO của dự án bị trục trặc, tức là sàn bị dự án lừa thì người dùng cũng sẽ gặp rủi ro vì không rõ sàn giao dịch liệu có trả lại 100% khoản đầu tư cho họ hay không, dù trường hợp này cũng khá hi hữu.
3. Đánh giá ưu và nhược điểm của IEO
3.1. Ưu điểm
Đáng tin cậy: Như đã đề cập bên trên, IEO hoạt động được với sự hỗ trợ của một bên thứ ba, đó là nền tảng giao dịch tiền điện tử. Những sàn giao dịch này sẽ sàng lọc kỹ càng tất cả các dự án đang tìm cách chạy IEO trên chính trang web của nó. Lí do rất dễ hiểu, những sàn giao dịch này muốn duy trì tên tuổi và danh tiếng tốt, do đó họ cần chọn lựa những đối tác phát hành mã token trên đợt IEO cực kỳ cẩn thận. Ngoài ra đây cũng là cách để sàn loại bỏ những dự án IEO scam, có khả năng cao lừa đảo việc huy động vốn của nhà đầu tư và người dùng.
Khi quyết định làm một dự án IEO nào đó, các nền tảng giao dịch sẽ luôn đặt danh tiếng của chính họ lên hàng đầu rồi mới xét đến những yếu tố khác. Chính vì vậy, những dự án IEO mà xuất hiện trên sàn có nghĩa là nó đã được kiểm duyệt và thẩm định chắc chắc trước khi ra mắt nên người dùng đã được sàng lọc trước một bước.
Bảo mật: Các sàn tiền điện tử sẽ là bên quản lý các hợp đồng thông minh với IEO, điều này đảm bảo tính bảo mật dù là mua bán theo đám đông. Đồng thời, các sàn giao dịch cũng sẽ trực tiếp xử lý các quy trình KYC / AML. Đó chính là lý do IEO được xem là một giải pháp phát hành thay thế ICO có độ an toàn hơn rất nhiều.
Dễ sử dụng: Một start-up muốn phát hành mã token có thể tận dụng quy trình sàn giao dịch đang thực hiện để khởi chạy IEO. Chính vì vậy quá trình cung cấp trở nên dễ dàng hơn nhiều khi so với việc start-up tự khởi chạy một ICO. Trong trường hợp dùng IEO, những tổ chức gây quỹ (doanh nghiệp) sẽ phải trả phí mã token được bán ra với tỷ lệ phần trăm thỏa thuận trước.
Mặc dù bị tính phí nhưng điểm lợi ở đây là các nền tảng trao đổi giao dịch sẽ giúp bên phát hành token quảng bá và xử lý gọn lẹ toàn bộ quy trình. Điều này giúp họ giảm thiểu ngân sách quảng bá khi chạy IEO. Chưa kể, những doanh nghiệp phát hành mã token có thể được hưởng lợi với cơ sở khách hàng bền vững ổn định trên các sàn giao dịch. Từ đó, người ta tin tưởng và đóng góp nhiều hơn cho dự án IEO của họ.
Trong khi đó, một ICO sẽ thường yêu cầu ngân sách lớn hơn nhiều vì những công ty khởi nghiệp thường thực hiện tất cả công việc và xử lý toàn bộ quá trình xoay quanh việc thúc đẩy những chiến dịch gây quỹ được vạch ra.
3.2. Nhược điểm
Đắt đỏ: Đây cũng là nhược điểm chính cho một đợt IEO. Giá niêm yết token của IEO sẽ cao hơn dù an toàn cũng như hiệu quả hơn ICO. Chi phí sử dụng sẽ khá cao cho những start-up. Do đó, nếu start-up muốn triển khai một IEO thì nên tìm hiểu kỹ các loại phí để cân đối ngân sách.
Kiểm duyệt nghiêm ngặt: Dù đây là lợi ích với người dùng nhưng lại là hạn chế đối với những nhóm phát hành token. Các nền tảng kiểm duyệt rất chặt chẽ với những điều luật tương đối mạnh tay nên nếu không đáp ứng được những điều khoản vạch ra thì rất khó để dự án được lên sàn.
Thông thường, sàn sẽ kiểm duyệt whitepaper của các sản phẩm, sàng lọc cả những thành viên và thẩm định mục tiêu của dự án liệu có đạt được hay không. Sàn cũng hoàn toàn có thể rút lui và từ bỏ IEO đó bất kỳ khi nào trước thời điểm nó diễn ra nếu phát hiện có bất kỳ điều gì scam hay mờ ám. Lưu ý rằng, danh tiếng luôn là thứ đặt lên hàng đầu đối với các sàn giao dịch.
Nắm giữ tối thiểu: IEO yêu cầu lượng nắm giữ tối thiểu mã token gốc cao hơn nhiều khi so với một đợt ICO. Mức tối thiểu này gây ra các hạn chế: loại bỏ một vài nhóm người đầu tư tiềm năng; và sàn tăng “cảm giác” giá trị mã token gốc bằng việc tạo ra sự khan hiếm nhưng thực chất là không phải như vậy.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin IEO là gì, về cách hoạt động cũng như những đánh giá về lợi ích và hạn chế của nó. IEO có khả năng khó thất bại hơn so với ICO nhưng điều này không có nghĩa là IEO an toàn 100%. Do đó, với vị thế là người đầu tư, bạn nên kiểm soát tình hình kỹ lưỡng để không bị lừa đảo.