Hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu kinh doanh ngày càng nhiều, nhằm đảm bảo phục vụ vay vốn doanh nghiệp đảm bảo, cần kiểm tra kỹ lịch sử vay vốn của doanh nghiệp. Vậy CIC là gì và hoạt động ra sao trên thị trường hiện nay?
CIC là gì?
CIC là tổ chức ngân hàng dưới sự quản lý trực tiếp nhà nước của Việt Nam. Hoạt động nhằm mục đích lưu giữ, thu thập dữ liệu, phân tích và tiến hành đưa ra các đánh giá về dữ liệu cho mỗi khách hàng tổ chức và cá nhân với mục đích chính là duy trì hoạt động CIC.
Các chức năng chính của CIC là gì?
- Phục vụ mở tài khoản tín dụng CIC cho khách hàng tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia theo đúng các quy tắc pháp luật đang được áp dụng hiện nay, bên cạnh đó cũng cung cấp công cụ giúp tổ chức cá nhân có thể tra cứu về CIC một cách dễ dàng.
- Kiểm tra tổ chức cá nhân đó đã có hay không có nợ xấu trên CIC trước đây, dựa vào kết quả đó để đưa ra đánh giá, phân tích số liệu có được để lưu giữ và tiến hành xử lý tùy thuộc vào mức độ theo quy định pháp luật hiện hành trên CIC.
- Giúp tổ chức cá nhân phần nào giảm thiểu tối đa mọi trường hợp xấu có thể xảy ra trong môi trường tín dụng CIC, đồng thời giúp giảm thiểu tỷ lệ gây nên rủi ro về mức thấp nhất có thể.
- CIC đã ban hành quy định cho các ngân hàng là khi bất cứ ngân hàng hay tổ chức cá nhân nào muốn thiết lập hồ sơ vay vốn cần gửi tất cả giấy tờ có liên quan theo quy định về CIC để tiến hành thẩm định về mức độ nợ xấu cho khách hàng đó.
- Mở ra các sản phẩm và dịch vụ CIC cung cấp phục vụ khách hàng về tín dụng nhưng vẫn theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Hình thức hoạt động chính của CIC
Hiện nay, khi một khách hàng tổ chức cá nhân có nhu cầu vay vốn hay thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tại các tụ điểm chính của ngân hàng đang có hiện nay hoặc thông qua một tổ chức hoạt động về lĩnh vực tài chính nào đó, tất cả đều phải được lưu trữ và trình duyệt lên tổ chức CIC và tổ chức CIC sẽ tiến hành đánh giá đưa ra mức điểm về tín dụng cho hồ sơ của khách hàng đó và sẽ hiển thị trên hệ thống chính của CIC.
Thông qua kết quả CIC đánh giá đó, các tổ chức ngân hàng hoặc tổ chức về tài chính có thể dễ dàng tra cứu được thông tin về khách hàng đó trước đây, họ là khách hàng tín dụng tốt hay nợ xấu đều được hiển thị nhằm mục đích đưa ra mức độ về uy tín của khách hàng đó và khả năng hoàn vốn trong tương lai.
Khi tiến hành đánh giá hồ sơ tổ chức cá nhân vay vốn, CIC sẽ lưu trữ những nội dung cần thiết sau đây :
- Khoản vay trước đây đã hoàn vốn và đang hiện còn nợ của khách hàng đó trên CIC.
- Hồ sơ khách hàng trên CIC đã vay với mục đích sử dụng để làm gì ?
- Khoản vay của khách hàng đó thông qua một tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào trước đây được lưu trữ trên CIC.
- Khoản thời gian mà khách hàng hoàn lại toàn bộ số tiền đó.
- Hệ thống CIC sẽ đưa ra nhiều mức độ đánh giá hồ sơ của khách hàng, từ đó sẽ đưa ra kết quả hồ sơ khách hàng bạn muốn tra cứu đang nằm trong phạm vi phân loại gì của CIC về nợ xấu tính đến thời điểm tra cứu.
- Khi vay vốn, hồ sơ khách hàng trên CIC có sử dụng bất cứ tài sản cá nhân nào để đảm bảo hay không và đó là tài sản nào, được giám định giá trị ra sau ?
Thông qua các thông tin nêu trên, tổ chức CIC sẽ đưa ra sự đánh giá khách quan về tình hình nợ của hồ sơ khách hàng đang muốn vay vốn và phân loại vào nhóm phù hợp.
Từ kết quả CIC, các tổ chức tín dụng hay ngân hàng hiện nay có thể đưa ra đánh giá hồ sơ và quyết định có cho vay vốn hay không ? Nhằm đảm bảo giảm thiểu về mức thấp nhất khả năng khách hàng không có khả năng hoàn trả số tiền vay hoặc đã từng vay rất nhiều nơi và không có khả năng chi trả.
Các nhóm phân loại chính hiện nay trên hệ thống CIC
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn hay còn gọi là nợ tốt (Trong nhóm này, khách hàng được đánh giá là có khả năng hoàn trả lại cả số tiền vay lẫn tiền lãi theo đúng thời gian đã thỏa thuận trên hợp đồng. Ngoài ra, có một số hồ sơ khách hàng trên CIC đã hoàn trả tất cả số tiền quá thời gian quy định nằm trong phạm vi chỉ từ 1 đến 9 ngày thì vẫn được xếp trong nhóm này).
Nhóm 2: Nhóm nợ cần lưu ý (Trong nhóm này bao gồm những khách hàng trên CIC đã hoàn lại số tiền vốn và lãi quá 10 đến 89 ngày tính từ thời gian quy định trong thỏa thuận).
Nhóm 3: Nhóm nợ nằm dưới mức tiêu chuẩn (ở nhóm này bao gồm những hồ sơ khách hàng CIC quá thời gian quy định từ 90 ngày đến 180 ngày tính từ ngày thỏa thuận).
Nhóm 4: Nhóm nợ khả nghi (Bao gồm tất cả các hồ sơ đã có lịch sử quá hạn thanh toán từ 181 ngày đến 360 ngày đang được cập nhật trên hệ thống CIC hiện tại).
Nhóm 5: Nhóm nợ xấu nhất và có rủi ro không hoàn vốn cao (Bao gồm tất cả khách hàng đang có nợ xấu hơn 361 ngày)
Tùy thuộc vào khách hàng CIC đang ở nhóm nợ nào mà sẽ quy ra mức điểm tín dụng khác nhau và có sức chi phối rất nhiều vào khả năng huy động vốn và duyệt vốn của khách hàng đó.
Và có khả năng hồ sơ vay vốn của khách hàng đó có thể được phê duyệt rất lâu, hoặc giảm số tiền vay vốn lại, thậm chí có khả năng từ chối hồ sơ dựa trên CIC.
Cách khách hàng có thể xóa tình trạng nợ xấu
Vấn đề nợ xấu đến từ bản thân khách hàng gặp vấn đề hoàn trả tiền dẫn đến thanh toán trễ thời gian thỏa thuận trên hợp đồng được ghi nhận trên hệ thống tín dụng CIC.
Bước 1: khách hàng cần tiến hành đăng nhập tài khoản cá nhân lên hệ thống tra cứu của CIC để cập nhật được hồ sơ cá nhân đang nằm ở nhóm nợ nào theo quy định của tổ chức CIC và đã quá hạn hoàn trả tiền bao nhiêu ngày.
Bước 2: liên hệ tổ chức tín dụng hay ngân hàng mà cá nhân khách hàng đã huy động vốn để tiến hành kiểm tra chốt sổ số tiền cần phải thanh toán tất cả là bao nhiêu và tiến hành thanh toán tất cả? Cần giữ lại các giấy tờ có liên quan để đối chiếu chính xác thời gian giao dịch và thỏa thuận.
Bước 3: Lên hệ thống CIC kiểm tra lại một lần nữa về thông tin khoản vay của cá nhân xem ngân hàng đã tiến hành cập nhật thanh toán của bạn lên hệ thống chưa
* Một số lưu ý về CIC
Khi hồ sơ cá nhân của bạn đang nằm ở nhóm nợ 3, nhóm nợ 4 và nhóm nợ 5 thì hệ thống CIC sẽ lưu giữ hồ sơ nợ xấu của bạn tối đã 5 năm tính đến thời điểm hiện tại.
Hồ sơ nợ nằm ở nhóm nợ 2 trên hệ thống CIC sẽ phải lưu trữ trong vòng 12 tháng.
Khi khách hàng tham gia các giao dịch vay vốn như thế nào đi nữa cũng phải có sự thông qua hệ thống tổ chức CIC là gì và được lưu trữ hồ sơ ít nhất 5 năm và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình huy động vốn sau này khi khách hàng thanh toán chậm trễ hơn so với thời gian quy định. Với quá trình hiện đại hóa hiện nay thì việc kiểm tra tình trạng nợ của bất cứ một cá nhân nào cũng rất dễ dàng. Do đó khách hàng cần cân nhắc và xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định vay vốn tín dụng.