Blockchain từng rất nổi tiếng trên thị trường crypto vì đây là “nhân vật” đằng sau mỗi đồng tiền điện tử. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ biết có được xuất hiện ở thị trường tiền điện tử thì có thể bạn chưa hiểu hết về nền tảng công nghệ này. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ Blockchain info đến cho bạn.
1. Blockchain là gì?
Blockchain là một nền tảng công nghệ chia sẻ (hay còn gọi là sổ cái) bất biến, giúp thực hiện quá trình ghi lại và lưu trữ các giao dịch, đồng thời theo dõi các tài sản tại mạng lưới kinh doanh nào đó. Blockchain sẽ đảm bảo an toàn, linh hoạt và giảm chi phí cho mạng lưới.
2. Các yếu tố tạo nên Blockchain:
Blockchain bao gồm 3 yếu tố cơ bản:
Sổ cái phân tán: Tại đây, toàn bộ những ai tham gia mạng (ví dụ mạng Bitcoin) đều sẽ được truy cập đến sổ cái phân tán này để theo dõi những hồ sơ giao dịch đã xảy ra. Người ta hay còn gọi đây là những giao dịch bất biến tại sổ cái chia sẻ. Những giao dịch này chỉ được lưu lại một lần, điều này loại bỏ việc trùng lặp.
Bản ghi bất biến: Với bản ghi bất biến, không một ai có thể sửa đổi những giao dịch đã xảy ra và được ghi lại trên blockchain. Nếu bản ghi đó có lỗi thì một giao dịch mới cần được thêm để sửa lỗi đó. Lúc này, cả 2 giao dịch sẽ cùng hiển thị trên mạng blockchain và tất cả người dùng trong mạng đều nhìn thấy. Điều này sẽ ngăn chặn việc cố tình đánh cắp và sửa đổi thông tin tài sản. Đó là lí do đồng Bitcoin với công nghệ Blockchain đã tồn tại cực kỳ an toàn trong những năm vừa qua.
Hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là nơi được set up các điều kiện và chỉ cần 2 bên thực hiện đúng điều kiện có thì kết quả thỏa thuận sẽ diễn ra. Và để giao dịch diễn ra tức thì thì blockchain đã lưu trữ các hợp đồng thông minh để mọi thứ được tự động thực thi và người sử dụng sẽ nhận được kết quả nhanh chóng. Thông thường, những hợp đồng thông minh trên blockchain thường là những điều kiện về chuyển nhượng hoặc thanh toán,… Tùy vào lĩnh vực mà blockchain đang được thiết lập mà nó có những điều khoản khác nhau. Đó có thể là cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm, du lịch,…
3. Blockchain hoạt động như thế nào?
Blockchain được hoạt động từ 3 phần: khối (blocks), nút (nodes) và công cụ khai thác (miners).
3.1. Khối (blocks):
Tất cả blockchain sẽ được cấu thành từ nhiều khối, mỗi khối sẽ có 3 phần cơ bản như sau: Dữ liệu trong khối, nonce, và hash. Nonce là một chuỗi số 32 bit được tạo nên một cách ngẫu nhiên khi một block được tạo nên, từ đó sẽ tạo ra block hash (hàm băm). Hàm băm là một số ngẫu nhiên 256 bit được thêm từ nonce. Hàm băm này là một số rất rất nhỏ. Khi block đầu tiên của blockchain được tạo thành thì nonce sẽ tạo ra hàm băm kỹ thuật số. Dữ liệu trong khối lúc này được xem là đã “vượt ải” và luôn gắn với nonce cũng như hash cho đến khi nó bị khai thác.
3.2. Nodes:
Công nghệ blockchain hoạt động dựa trên cơ sở phân tán, tức là không máy tính hay tổ chức nào sở hữu blockchain cả. Blockchain giống như một sổ cái phân tán tại các node liên kết với blocks. Các nodes này có thể là những máy tính trong mạng hoặc các thiết bị điện tử và chúng sẽ duy trì những bản sao trong blockchain, đồng thời giữ cho mạng hoạt động.
Mỗi node đều sở hữu những bản sao blockchain riêng và mạng blockchain phải phê duyệt những khối mới thêm phải được phê duyệt theo thuật toán thì nó mới được add vào chuỗi. Nhờ vậy, chuỗi sẽ được cập nhật một cách đáng tin cậy và xác minh đầy đủ. Đồng thời, mọi nodes trong sổ cái phân tán đều có thể theo dõi những hoạt động trên blockchain. Mọi thứ minh bạch rõ ràng và có thể kiểm tra. Những máy trong mạng blockchain được cấp một mã ký tự để hiển thị các giao dịch được thực hiện.
Chính vì có sự công khai dữ liệu và hệ thống kiểm tra qua các nodes nên blockchain có thể cân bằng và duy trì được tính bảo mật, an toàn và giữ được niềm tin của người dùng. Đó cũng là lí do mà blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì xuất phát điểm của nó là tạo nên niềm tin cùng với công nghệ.
3.3. Miners:
Để có thêm những blocks mới được thêm vào blockchain cần trải qua một quá trình, đó là khai thác. Quá trình này thường diễn ra ở blockchain của tiền điện tử.
Trên một blockchain bất kỳ, mỗi một block sẽ có hàm băm riêng biệt, đồng thời tham chiếu trên hàm băm tại block trước đó trong chuỗi. Do đó việc khai thác trên blockchain tương đối phức tạp, đặc biệt là tại những blockchain lớn.
Lấy ví dụ là tiền điện tử, thì những thợ khai thác coin phải dùng đến các thiết bị và phần cứng để giải quyết những bài toán phức tạp một cách nhanh chóng. Tức là họ phải có sức mạnh tính toán lớn, tốc độ nhanh, công suất khủng để cạnh tranh với những thợ khai thác khác nữa. Khi tìm được một nonce nào đó có thể tạo thành hàm băm được chấp thuận thì khối của họ sẽ được add vào blockchain.
Để thay đổi thông tin gì trên block đã tồn tại trong blockchain thì cần phải thay đổi cả những block sau đó. Đó là lí do vì sao blockchain rất an toàn và để thao túng blockchain là điều dường như không thể. Nếu muốn đánh cắp một đồng coin trong mạng thì người đó sẽ phải thay đổi thông tin của 51% máy trong mạng, và điều này gần như là bất khả thi.
Khi một block được thợ khai thác thành công thì lúc này, các nodes trong mạng có sự thay đổi được chấp thuận. Đồng thời, thợ khai thác sẽ được thưởng một phần của đồng coin khai thác được. Đó là lí do mà rất nhiều người đầu tư để khai thác tiền điện tử.
4. Lợi ích của blockchain:
Trước khi có blockchain, người ta nhận thấy việc lưu trữ hồ sơ bị trùng lặp và cần nhiều bên xác nhận. Đồng thời hệ thống đó có thể bị lừa đảo hay tấn công mạng, và tính minh bạch bị hạn chế. Chính vì vậy, mọi hoạt động đều đang bị lãng phí sức lực và tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc xác minh dữ liệu.
Sau này, khi IoT (Internet vạn vật) xuất hiện thì khối lượng các giao dịch trở nên bùng nổ. Điều này dẫn đến hệ quả những giao dịch dễ bị tắc nghẽn, làm giảm tốc độ hoạt động kinh doanh. Nhưng mọi thứ đã trở nên tốt hơn khi có Blockchain.
Blockchain mang đến sự tin tưởng, vì thành viên trong mạng đáng tin cậy, mạng chỉ dành cho thành viên nên bí mật của thành viên cũng chỉ có thành viên được cấp quyền truy cập được biết. Và ngược lại, họ cũng nhận được dữ liệu một cách chính xác, kịp thời.
Ngoài ra, các thành viên trong blockchain đều phải có sự đồng thuận trên dữ liệu, đồng thời những giao dịch đã xác thực sẽ ghi lại vĩnh viễn và bất biến, không ai có thể thay đổi. Điều này có nghĩa blockchain đảm bảo độ bảo mật cho dữ liệu.
Và cuối cùng, blockchain khiến quá trình trở nên hiệu quả, nhanh chóng và tức thì hơn. Nó sử dụng hợp đồng thông minh để mọi thứ được thực thi ngay lập tức và tự động.
Lời kết:
Trên đây là tổng hợp blockchain info, về cấu trúc, cách hoạt động, ứng dụng cũng như những ưu và nhược điểm của blockchain. Đây là một công nghệ thông minh và rất hữu ích nên nó đang được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác chứ không riêng gì tiền điện tử.