Cộng đồng đầu tư crypto đã có từ lâu đời nhưng đến thời điểm 2017, kể từ khi đồng tiền Bitcoin tăng giá mạnh mẽ thì mọi thứ đã sôi động hơn rất nhiều. Theo gót Bitcoin, những đồng tiền khác cũng được quan tâm nhiều hơn. Vậy Bitcoin là gì? Bạn có biết làm thế nào để tạo ra đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Bitcoin là gì?
Bitcoin là một đồng tiền kỹ thuật số hay tiền điện tử phi tập trung mà tất cả người dùng có thể giao dịch ngang hàng mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào của chính phủ và ngân hàng. Chính vì vậy, không có gì đảm bảo được giá trị của Bitcoin ngoại trừ hệ thống giao dịch.
Cha đẻ của Bitcoin – Satoshi Nakamoto cho biết Bitcoin đại diện cho hệ thống thanh toán điện tử hoàn toàn dựa trên mật mã chứ không phải sự tin tưởng. Và sự thật là đồng Bitcoin được kiểm soát bởi hệ thống mật mã riêng biệt.
Cụ thể, tồn tại một sổ cái ghi lại tất cả những giao dịch Bitcoin, đồng thời những bản sao sẽ được lưu trữ trên những máy chủ toàn cầu. Sổ cái này là công khai, mọi người đều có khả năng truy cập. Và tất cả những ai sở hữu máy tính có công suất mạnh đều có thể tạo lập thành công một máy chủ riêng biệt – hay còn gọi là nút (node). Do đó, những ai sở hữu những đồng tiền nào đều mã hóa trên những nút này, thay vì lựa chọn trung tâm kiểm soát như ngân hàng.
Hay nói cách khác, tất cả giao dịch Bitcoin đều sẽ được đưa công khai lên hệ thống mạng, cũng như chuyển đổi từ nút này qua nút kia. Cứ sau một khoảng thời gian ngắn khoảng vài phút, những giao dịch chuyển đổi được những thợ đào (miners) gom tập trung lại thành một khối, đồng thời sẽ được đặt vĩnh viễn vào một nơi gọi là blockchain – cũng chính là sổ tài khoản official của Bitcoin. Nhờ blockchain, tất cả các giao dịch Bitcoin đều tránh bị đảo ngược cũng như không thể làm giả.
2. Bitcoin được tạo ra như thế nào?
Về cơ bản, Bitcoin được tạo ra dựa trên một chuỗi kỹ thuật số phi tập trung, còn được gọi là blockchain. Vậy blockchain là gì?
Blockchain là một chuỗi dữ liệu liên kết, chuỗi này được tạo lập từ khối đơn vị chứa tất cả thông tin về mọi giao dịch. Những thông tin này bao gồm thời gian, tổng giá trị, thông tin người mua & người bán, cũng như mã nhận dạng cho mỗi một sàn giao dịch (mã này là duy nhất). Các thông tin nhập vào được xâu chuỗi liền mạch theo thời gian, từ đó tạo ra một chuỗi khối kỹ thuật số.
Theo thông tin từ Stacey Harris, chuyên gia về ATM tiền điện tử thì khi bất kỳ chuỗi khối nào được add vào blockchain, bất kỳ ai muốn quan sát và xem nó đều có thể truy cập được, vì vốn dĩ các chuỗi khối này bản chất là sổ cái công khai cho những giao dịch crypto.
Tính chất của blockchain là phân tán & phi tập trung, tức là không bị kiểm soát và quản lý bởi những tổ chức chính phủ, ngân hàng hay bất kỳ nơi nào khác. Nói cách khác, blockchain giống như Google Drive, 1 ứng dụng cloud của Google, ai ai cũng có thể làm việc trên đó. Những ai có liên kết đến tệp đều có thể add thêm thông tin vào đó. Và khi có thông tin khác nhau được cập nhật từ những người khác nhau thì bản tài liệu của bạn cũng sẽ được cập nhật.
Tuy rằng việc bất kỳ ai cũng có khả năng tham gia chỉnh sửa blockchain có vẻ rủi ro, nhưng ngược lại, thực sự đây mới là điều đã khiến Bitcoin được trở nên an toàn và đáng tin cậy. Cách để một khối giao dịch nào đó được “tiêm” thêm và đặt vào chuỗi khối Bitcoin là phải đảm bảo khối đó được xác minh và chấp thuận bởi hầu hết tất cả những ai đang nắm giữ Bitcoin cũng như những mã duy nhất để nhận dạng thành công ví của người dùng. Đồng thời tất cả giao dịch đều phải thực hiện theo những mẫu mã hóa tiêu chuẩn.
Thông thường các mẫu mã hóa này là chuỗi số ngẫu nhiên và rất dài, do đó nó vô cùng khó để gian lận hay fake số. Trên thực tế, một hacker muốn tấn công ví Bitcoin còn khó hơn lên trời, xác suất để xảy ra điều này hiếm hoi đến nỗi không ai muốn quan tâm việc đó thêm nữa. Nhờ những mã xác minh ngẫu nhiên này, người dùng có thể giảm đáng kể những rủi ro mà cho việc gian lận hoặc trộm tiền thông qua giao dịch trên hệ thống.
3. Quá trình khai thác Bitcoin
Khai thác Bitcoin, hay còn gọi là đào Bitcoin là quá trình tạo thêm những giao dịch mới đặt vào chuỗi khối Bitcoin. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây là quá trình tương đối phức tạp và khó khăn, đặc biệt yêu cầu thợ đào Bitcoin phải có một tiềm lực tính toán và máy móc khủng. Những người khai thác Bitcoin cần sử dụng quy trình triển khai thực hiện trên một hệ thống máy tính, tương tự như một cuộc chạy đua với thời gian, với đối thủ để giải được những câu đố toán học, những phương trình cực kỳ hóc búa để có thể xác minh thực hiện các giao dịch.
Mã Bitcoin sẽ thưởng cho người khai thác những đồng tiền Bitcoin, mục đích là lôi kéo họ – những người khai thác Bitcoin tiếp tục thực hiện giải những câu đố. Điều này cũng đồng thời hỗ trợ hệ thống một cách tổng thể. Đây chính là cách những đồng tiền Bitcoin mới được tạo ra, cũng là lúc mà những giao dịch mới thực hiện được thêm vào chuỗi khối blockchain.
Trước đây, khi Bitcoin mới ra đời thì người bình thường đều có thể thực hiện khai thác Bitcoin dễ dàng, nhưng bây giờ điều đó không còn nữa. Vì đã có quá nhiều người sở hữu Bitcoin, và giá trị đồng Bitcoin cũng tăng lên rất nhiều nên mã Bitcoin tạo ra khiến việc thực hiện các câu hỏi toán học của nó trở nên ngày càng phức tạp và khó khăn hơn, đồng thời cũng đòi hỏi thợ đào phải sở hữu tài nguyên máy móc khổng lồ. Có nghĩa là việc khai thác Bitcoin bây giờ yêu cầu bạn phải có sức mạnh và nguồn lực máy tính mạnh mẽ, do đó khả năng sở hữu lượng điện giá rẻ sẽ giúp thợ đào dễ dàng đào được Bitcoin hơn.
Chưa hết, việc khai thác Bitcoin đã bị giảm số Bitcoin nhận được, vì lượng Bitcoin đã trở nên khan hiếm hơn. Điều này khiến việc trả chi phí điện và chi phí máy móc trở nên áp lực hơn đối với thợ đào. Người ta dự tính rằng vào thời điểm năm 2140, tất cả Bitcoin trên thế giới sẽ được đưa vào lưu hành. Điều này đồng nghĩa với việc dù có khai thác cũng sẽ không thể phát hành được đồng tiền Bitcoin mới mà thay vào đó, thợ khai thác chỉ được trả phí giao dịch.
Lời kết:
Hiểu được cốt lõi và bản chất của đồng tiền điện tử đang có giá “trên trời” này có thể sẽ giúp bạn tìm ra một số cách để làm giàu. Ví dụ như rất nhiều người đã tận dụng Bitcoin để trở thành thợ đào, các nhà giao dịch hoặc thậm chí là mở khóa học đầu tư, cho thuê máy đào,… Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã đưa ra lời khuyên rằng không nên đầu tư Bitcoin như một phần tài sản cực kỳ lớn vì không biết rằng nó sẽ rớt giá thảm thương bất kỳ lúc nào. Hy vọng những thông tin cơ bản của bài viết đã trả lời phần nào cho câu hỏi Bitcoin được tạo ra như thế nào và khiến bạn hứng thú thêm với đồng tiền này.