Biết cách đọc bảng giao dịch chứng khoán sẽ là một kỹ năng quan trọng tạo nên sự thành công của các nhà đầu tư. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các trader trong ngành. Vậy cách xem bảng chứng khoán và các chỉ số cụ thể như nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bảng giao dịch chứng khoán là gì?
Bảng giao dịch chứng khoán là 1 bảng thông tin hiện thị điện tử trực tuyến thể hiện các thông tin cần thiết về thị trường chứng khoán, bao gồm giá trái phiếu, số lượng giao dịch trong một ngày, tên cổ phiếu và các chỉ số tăng, giảm giá,…Giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tình hình chung trên thị trường.
Để các nhà đầu tư có thể nắm được tình hình chung đang diễn biến trên thị trường, cách duy nhất chính là xem bảng giao dịch chứng khoán. Mặc dù nó không có chức năng thần kỳ hiển hiện toàn bộ thông tin chi tiết, thế nhưng nó như bức tranh toàn cảnh thu nhỏ của thị trường tại và các công ty niêm yết chứng khoán giao dịch tại thời điểm hiện tại. Bảng điện tử thể hiện xu hướng thị trường của ngày hôm đó, các chỉ số index đang tăng hay giảm, các trader khách đang có tâm lý mua vào hay bán ra…
Một số thông tin chung về bảng giao dịch chứng khoán
Có thể thấy hiện nay trên thị trường có rất nhiều bảng điện tử chứng khoán, điều này giúp cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng chọn lựa bảng giao dịch phù hợp với mình. Hiện nay hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất chính là HOSE và HNX. Tuy mỗi sàn có bảng riêng, hình thức, giao diện có sự khác nhau nhưng về cơ bản nội dung và các chỉ số thể hiện thì không thể khác nhau và phải đồng nhất với nhau.
Hiện nay tại các công ty phát hành chứng khoán cũng có xây dựng bảng điện tử chứng khoán riêng, điều này giúp cho khách hàng của họ thuận tiện hơn trong quá trình quan sát các chỉ số mà không cần tìm đến sàn HOSE hoặc HNX. Vì cơ bản giao diện tương đương nhau và các chỉ số cũng đồng nhất nhau về nội dung.
Trước đây, khi các nhà đầu tư muốn quan sát bảng giá chứng khoán, hầu hết họ sẽ đều tập trung đến các sàn giao dịch chứng khoán. Ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển các sàn bắt đầu triển khai hình thức trực tuyến, cho phép trader có thể quan sát trên chính các thiết bị thông minh có kết nối internet.
Cách truy cập vào bảng giá chứng khoán
Trên thị trường hiện nay, 2 sở giao dịch HOSE và HNX có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu thị trường chứng khoán gốc. Những công ty khác sẽ mua lại dữ liệu đó ở dạng văn bản và tiến hành thực thi hóa trên các nền tảng website chính công ty họ. Một số công ty chứng khoán khá phổ biến hiện nay như Vietstock, CafeF… Bên cạnh cung cấp chỉ số đến khách hàng của họ, các website này còn cải tiến về dịch vụ phân tích, thống kê miễn phí hoặc có phí.
Tại Việt Nam theo thống kê hiện tại đã có hơn 100 công ty chứng khoán, đa dạng các lựa chọn cho bạn, thế nhưng để có thể tìm được một nguồn đáng tin cậy bạn có thể tham khảo các bảng giao dịch tại một số sàn chứng khoán uy tín như: chứng khoán Sacombank, VNdirect, Vietcombank, SSI, Liveboard…
Nhìn chung các bảng giá chứng khoán tại các sàn đều có giao diện tương đối giống nhau, giao diện chính cũng không quá khác biệt. Cụ thể có 6 tab bao gồm tab bảng giá thông tin giá, khối lượng cổ phiếu đang giao dịch, thông tin về tài khoản, công cụ phân tích, giao dịch tiền, margin plus. Phía bên dưới sẽ là chỉ số giá như HNX index, VN index, UpCom index…
Giải thích một số ký hiệu trên bảng giá chứng khoán
Để có thể hiểu được bảng điện tử chứng khoán và đưa ra được dự đoán về xu thế thị trường chính xác, đòi hỏi các nhà đầu tư phải hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu, thuật ngữ chung được quy định trên bảng giá. Điều này phụ thuộc vào khả năng tự nghiên cứu học hỏi của các nhà đầu tư. Dưới đây sẽ là một số thông tin giải thích các thuật ngữ cơ bản để bước đầu bạn có thể làm quen dễ dàng:
- Mã chứng khoán
Mã chứng khoán là tên viết tắt của công ty niêm yết chứng khoán đó trên sàn giao dịch, đây là ký hiệu mà các nhà đầu tư mới bước đầu phải nắm được. Mỗi công ty sẽ có một mã riêng biệt được Ủy ban chứng khoán cấp, bao gồm 3 chữ cái in hoa. Trong bảng giao dịch hầu hết được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ trên xuống. Ví dụ như ngân hàng Techcombank sẽ là TCB.
- Giá màu vàng – giá tham chiếu
Để các nhà đầu tư có thể tính toán được mức giá trần và giá sàn thông qua dữ liệu thì phải dựa trên mức giá tham chiếu. Quy định chung trên bảng giá là màu vàng thể hiện cho mức giá đóng cửa trong thời gian gần nhất. Nếu trong phiên giao dịch buổi sáng thì giá tham chiếu là giá đóng cửa lùi về 1 ngày. Và nếu trong phiên giao dịch buổi chiều, thì giá đóng cửa của phiên giao dịch buổi sáng.
- Giá màu tím – giá trần
Trong một phiên giao dịch, giá trần ngược lại với gián sàn, nó là giá cao nhất mà nhà giao dịch có thể đặt lệnh được cho cả lệnh mua và lệnh bán. Tại các sàn giao dịch khác nhau mức giá trần cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định nhưng không quá lớn so với mức giá tham chiếu.
- Giá màu xanh lam – giá sàn
Trái ngược với mức giá màu tím là giá trần thì mức giá màu xanh lam giá sàn là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch để nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán.
- Giá màu xanh lá cây
Mức giá này biểu hiện cho mức giá của phiên hiện tại đã tăng hơn so với phiên trước đó. Tức là có sự tăng giá cao hơn mức giá tham chiếu ban đầu nhưng dĩ nhiên sẽ không cao hơn hoặc bằng giá trần được.
- Giá màu đỏ
Mức giá này ngược lại với mức giá màu xanh lá cây phía trên, nghĩa là giá đã giảm đi khá nhiều so với mức giá của phiên trước và cũng sẽ cao hơn mức giá trần.
- Tổng khối lượng khớp lệnh
Để có thể hiểu được ý nghĩa của cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ dựa vào tổng số cổ phiếu đã được tiến hành giao dịch thành công, nghĩa là đã được khớp lệnh trên bảng giao dịch chứng khoán trong thời điểm đó.
Từ số lượng cổ phiếu trong một ngày các trader hoàn toàn có thể đánh giá chung về mức thanh khoản của loại cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là mức thanh khoản càng cao khi khi khối lượng càng nhiều và ngược lại.
Mặc dù đây là một trong những dấu hiệu nhận biết tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng phản ánh đúng tình hình thực tế. Nếu như loại cổ phiếu đó thực sự có tiềm năng trong tương lai các nhà đầu tư nên giữ lại và chờ thời điểm thích hợp khi chúng tăng giá trong tương lai.
Có thể thấy để có thể thành công trong lĩnh vực tài chính chứng khoán cũng như giao dịch hiệu quả các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn, các nhà đầu tư rất cần thiết phải học cách đọc bảng giao dịch chứng khoán. Bảng điện tử này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, nhằm giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra dự đoán về xu thế của thị trường trong thời điểm đó. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể nắm được khái quát chung về bảng điện tử cùng các khái niệm cơ bản, từ đó có thêm động lực tìm hiểu về chứng khoán bạn nhé.