Bạn đã bao giờ nghe về Airdrop coin trong không gian tiền điện tử? Rất nhiều start-up lĩnh vực crypto đã sử dụng phương thức này để tiếp thị cho đồng coin của mình. Và cũng rất nhiều người dùng mong muốn được nhận coin từ phương thức này. Vậy Airdrop coin là gì và cách thức hoạt động của nó ra sao?
1. Airdrop coin là gì?
Airdrop coin là một phương thức tiếp thị thông qua việc gửi tiền điện tử (tiền kỹ thuật số) hoặc mã token đến địa chỉ ví của người dùng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và quảng bá về sự ra đời và tồn tại của một loại tiền điện tử mới.
Cụ thể, một lượng nhỏ coin mới phát hành sẽ được gửi miễn phí đến ví của những thành viên tích cực hoặc những người có ảnh hưởng trong cộng đồng crypto. Nhà phát hành sẽ trao đổi bằng một dịch vụ nào đó với người nhận coin. Thường thấy là việc đăng bài post PR, quảng bá đồng coin đó trên các trang mạng xã hội hoặc diễn đàn.
Airdrop coin thường được chạy quảng cáo tại các website, các diễn đàn forum tiền điện tử. Đồng thời coin và mã token được gửi đến người nắm giữ các ví tiền điện tử.
Thông thường, đây là hình thức tiếp thị đến từ những công ty start-up (khởi nghiệp). Mục đích cơ bản nhất là truyền bá tên tuổi thương hiệu cho đồng tiền điện tử mới ra mắt của các doanh nghiệp.
Airdrop coin nghe có vẻ hay ho nhưng dễ bị lợi dụng để trở thành một trò lừa đảo. Để tránh bị lừa bạn nên lưu ý, một đợt airdrop coin mà hợp pháp sẽ không bao giờ thể hiện mục đích là kêu gọi vốn. Mục đích của những chương trình này hoàn toàn là quảng bá coin. Tuy nhiên đã có khá nhiều người lợi dụng điều này mà gian lận hoặc lừa đảo bằng việc việc một lượng nhỏ coin đến và người nhận sẽ vô tình mắc bẫy nếu không chú ý kỹ.
2. Các hình thức Airdrop coin?
Airdrop coin có thể diễn biến theo nhiều phương thức khác nhau. Thuật ngữ airdrop này thường được dùng đến trong trường hợp doanh nghiệp dùng các mã token miễn phí gửi vào ví cho người dùng nhằm đổi lấy việc đăng ký tài khoản email. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, có khá nhiều hình thức Airdrop khác nữa.
Airdrop coin tiêu chuẩn: Là loại mà chúng ta vừa đề cập phía trên. Airdrop tiêu chuẩn cho phép người dùng được nhận mã token hoặc coin miễn phí, phục vụ cho việc nhận email quảng cáo hoặc gì đó tương tự như vậy.
Bounty Airdrop: Hình thức này yêu cầu người dùng làm một vài tác vụ đơn giản và dễ dàng nhận được airdrop coin. Thường thấy nhất là nhiệm vụ tweet lại một thông tin về dự án trên Twitter, post bài trên Instagram, gắn thẻ người quen và page của đồng coin đó hoặc tham gia vào một nhóm trên Telegram.
Airdrop độc quyền: Loại Airdrop coin này được thiết kế riêng cho những ai đã từng có lịch sử trong việc thành lập một dự án, một trang web hay cộng đồng forum cụ thể. Ví dụ như Uniswap đã từng airdrop cho những khách hàng thân thiết và lâu năm của mình 2500 mã token UNI vào tháng 9/2020. 2500 mã này tương đương với 1.200 $ vào thời điểm đó, đồng thời không đi kèm bất kỳ điều kiện nào.
Airdrop Hard Fork: Hình thức này mang tính kỹ thuật hơn. Khi mà một đồng coin cứng được phân tách khỏi blockchain ban đầu của nó thì lúc này, một đồng coin mới sẽ được tạo ra. Khi đó, những người nắm giữ coin ban đầu sẽ được nhận lấy một lượng giá trị tương đương với những mã token mới trong ví họ nắm giữ. Lịch sử đã để lại một đợt Airdrop Hard Fork khá nổi tiếng nhất, đó là sự kiện hard fork Bitcoin Cash – BCH vào thời điểm năm 2017: Đó là thời điểm người dùng Bitcoin có nắm giữ BTC đã được “tặng” một lượng đồng BCH tương đương.
Holder Airdrop: Đợt holder airdrop này cũng tương tự với hard fork ở chỗ là người dùng nào nắm giữ một số mã token nhất định thì sẽ có cơ hội nhận được các mã token mới. Một ví dụ làm rõ như sau: EOS và Ethereum trước đây có một lần cung cấp cho những người dùng mã token miễn phí vào thời điểm một dự án mới nào đó được tạo tại một trong những blockchain của họ. Đây hoàn toàn là những dự án mới, được tạo tạo giao thức của EOS hay Ethereum chứ không phải hard fork những đồng tiền gốc.
Mặc dù những airdrop coin này có đối tượng và cách thức phân bổ khác nhau nhưng chúng đều hướng đến một điểm chung, một mục đích, đó là phân phối những đồng coin mới.
3. Làm sao để nhận airdrop coin?
Cách mà mọi người vẫn thường làm nhất là tìm kiếm trên google các từ khóa liên quan, ví dụ như “airdrop coin”, “airdrop tiền điện tử”. Sau đó hàng loại những sự kiện tiếp thị hay quảng bá cho những đồng coin này sẽ xuất hiện. Thậm chí, bạn có thể tìm thấy những thông tin như vậy tại các trang web chuyên về Airdrop coin (ví dụ như Coin Airdrops).
Và chúng tôi cũng đã cảnh báo ở phía trên rằng những gì tạo ra tiền thường sẽ đi kèm với những “mánh” lừa đảo. Nếu có ai đó đề nghị những thông tin của bạn và hứa hẹn cho bạn một cơ hội airdrop coin thì hãy cẩn thận. Việc bạn luôn cần làm đó là bảo vệ thông tin của mình thật tốt.
Dấu hiệu để nhận biết cho những bên lợi dụng airdrop coin để lừa đảo đó là yêu cầu từ người dùng các thông tin đăng nhập, tài khoản ngân hàng hay khóa cá nhân của ví điện tử, hoặc các chi tiết thông tin cá nhân nhạy cảm nào khác. Ngoài ra, một số trường hợp tinh vi hơn là sử dụng link liên kết trong email để lừa đảo, hoặc nút “tải xuống” ở những ứng dụng airdrop cũng có thể hack vào máy tính và đánh cắp thông tin của bạn.
Trong lịch sử, có kha khá các trường hợp người dùng trở thành nạn nhân trong những vụ gian lận thông qua airdrop coin. Vào thời kỳ huy hoàng của tiền điện tử, vào năm 2017-2018, trong những sự kiện ICO (phát hành tiền lần đầu), đã có nhiều start-up tiền điện tử giả mạo, lừa đảo qua airdrop để trục lợi.
Thông thường, chúng sẽ tạo ra một đồng tiền nào đó và quảng bá rằng chúng đang có những kế hoạch hay ho cho đồng coin đó, tuyên bố với báo đài kế hoạch phát hành coin để thu hút quỹ đầu tư. Đôi khi, những công ty đầu tư hoặc người dùng sẽ yêu cầu nhận một khoản phí nhỏ – đủ giá trị để back up nếu đợi airdrop đó bị cáo buộc. Mặc dù ngày nay những câu chuyện lừa đảo airdrop đã được kiểm soát chặt chẽ và có nhiều dấu hiệu nhận biết hơn nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận.
Nhìn vào góc độ tích cực thì airdrop đôi khi là một khoản đầu tư dễ kiếm lời, đặc biệt là đối với altcoin – có tính đầu cơ cao nên càng có khả năng sinh lời lớn. Tuy nhiên lãi lớn tức là rủi ro đi kèm cũng khá đáng sợ. Auroracoin là một ví dụ.
Thông thường, những người dùng đủ điều kiện được nhận airdrop sẽ phán đoán tình hình và “thu lưới” càng sớm càng tốt. Hoặc những ai nhận airdrop ngay thời điểm đồng coin đó có giá trị, thị trường thanh khoản tốt thì cũng có khả năng kiếm lời. Nhưng nếu để lâu ngày và kém may măn hơn, những đồng coin đó sẽ trở nên hoàn toàn vô giá trị.
Lời kết:
Tóm lại, airdrop coin là hình thức quảng bá coin mới thường thấy trên thị trường, nếu tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội và diễn đàn của bạn càng lớn thì khả năng nhận được airdrop coin càng nhiều và càng giá trị. Nếu bạn biết bán ra hoặc đầu tư đúng thời điểm thì khả năng sinh lời của những đồng coin này càng ổn áp. Tuy nhiên, cần thận trọng với những chiêu trò lừa đảo lợi dụng hình thức này.