Beam coin là một cái tên khá mới mẻ trên các sàn giao dịch tiền điện tử trong thời gian vừa qua. Vậy Beam coin là gì? Nó có những ưu điểm, nhược điểm gì so với các loại tiền điện tử khác. Có nên đầu tư vào đồng Beam hay không? Dự án Mimblewimble có liên quan gì với Beam coin? Sàn giao dịch nào uy tín, đáng tin cậy để có thể giao dịch Beam coin? Beam có đang thể hiện tốt những khả năng của mình trên sàn giao dịch hay không? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về nó.
Beam coin là gì?
Beam coin là một loại tiền điện tử mã nguồn mở sử dụng giao thức Mimblewimble, là nền tảng chú trọng vào quyền riêng tư cá nhân, bảo mật tuyệt đối và khả năng phát triển mạng lưới. Nó được ra mắt chính thức vào ngày 3 tháng 1 năm 2019 bởi Beam Development Ltd.
Nền tảng có thể thực hiện lên đến 17 giao dịch trong vòng một phút. Beam sử dụng công nghệ “Scriptless Script” giúp cho nhà giao dịch thực hiện trong cùng một lúc nhiều giao dịch. Beam coin có khả năng thực hiện nhiều loại giao dịch như là: giao dịch ký quỹ, giao dịch bị khóa thời gian và giao dịch hoán đổi nguyên tử.
Mọi giao dịch đều được bảo mật tuyệt đối, sẽ không có thông tin cá nhân khách hàng lưu trữ vào Blockchain. Beam sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ để viết các giao thức của nền tảng.
Giao thức Mimblewimble hoạt động như thế nào?
Mimblewimble là một giao thức chuỗi khối được phát triển bởi người dùng ẩn danh, xuất hiện lần đầu tiên vào 19 tháng 6 năm 2016. Mặc dù Mimblewimble đem lại nhiều lợi ích nhưng nó không có sự chấp nhận của cộng đồng tiền điện tử Bitcoin để đem Mimblewimble vào chuỗi khối của BTC.
Beam coin sở hữu một đội ngũ phát triển có kinh nghiệm dày dặn, và các cố vấn đầy tiềm năng. Beam coin đã và đang hợp tác với các khách hàng đầy uy tín trên thị trường giao dịch tiền điện tử. Hexa Labs, Node Captial, Continue Capital, Lemniscap,… là những hậu thuẫn vững chắc đứng đằng sau Beam ngày nay.
Một số thành viên trong đội ngũ phát triển nổi bật là những cái tên sau đây: Alexander Zaidelson, Alex Romanov and Amir Aaronson.
Alexander Zaidelson (CEO) trước khi trở thành giám đốc điều hành của dự án này thì anh là một nhà phát triển phần mềm và đã đem kinh nghiệm làm cố vấn cho nhiều dự án khởi nghiệm vào Beam
Alex Romanov (CTO) đã từng tham gia vô số dự án phức tạp. Hiện nay anh đảm nhiệm chức vụ Giám đốc nghiên cứu và phát triển, bằng với những kinh nghiệm và kỹ năng của mình, ông đã hoàn thành tốt vị trí của mình làm cho Beam ngày càng phát triển vượt bậc trên con đường cạnh tranh đầy khắc nghiệt với nhiều đối thủ khác trên thị trường ngày nay.
Ngoài còn có Amir Aaronson (COO) luôn là một trong những cánh tay đắc lực trong những ngày đầu thành lập Beam. Anh đã từng tham gia quản lý nhiều công ty và có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực tiền điện tử.
Những điểm nổi bật của Beam coin
Beam coin đang ngày càng phát triển và có nhiều tính năng nổi bật, cụ thể như là:
- Các nhà giao dịch có thể kiểm soát hoàn toàn thông tin của mình trong tất cả giao dịch ở Beam, quyết định cho phép ai mới được xem thông tin của họ. Địa chỉ của người dùng luôn được bảo mật tuyệt đối
- Điều chỉnh linh động nhiều loại giao dịch khác nhau
- Beam đã nâng cấp thêm tính năng kiểm toán so với phiên bản cũ
- Khi giao dịch tài sản trên nền tảng Beam thì thông tin đều được bảo vệ bí mật tuyệt đối. Chỉ có những ai tham gia giao dịch mới biết được thông tin về loại tài sản và tổng giá trị chính xác về cuộc giao dịch. (Confidential Assets)
- Giao thức Mimblewimble đã nâng cấp hiện tại đang dùng Confidential Transaction hay còn được gọi giao thức bí mật và có tính năng Cut Through giúp hệ thống Beam coin dễ dàng giao dịch hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tính năng Cut Through sẽ giúp nền tảng giải phóng các dữ liệu dư thừa ra ngoài mà vẫn đảm bảo tất cả mọi giao dịch diễn ra bí mật.
- Một ưu điểm đáng được nhắc tới của Beam là cho phép thực hiện giao dịch online lẫn offline
Beam coin dùng để làm gì?
Beam coin được tạo ra dùng để làm gì? Nó được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Dùng làm phần thưởng khối cho các thợ đào mỏ (miner). Số Beam được thưởng trong năm đầu tiên là 80 Beam trên mỗi Block. Bắt đầu từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 số Beam được thưởng giảm một nửa còn 40 Beam trên mỗi block. Tiếp tục từ năm thứ 6 cho đến năm thứ 129 số Beam còn là 40.
- Thanh toán chi phí khi giao dịch được thực hiện (hay còn được gọi là phí GAS)
- Giao dịch trao đổi các tài sản bí mật trên chuỗi khối của Beam.
- Cũng giống như hầu hết các loại tiền điện tử khác, đồng Beam còn được dùng để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch của người sử dụng
Hiện nay Beam đã cho ra mắt ví điện tử có tên gọi là BEAM WALLET. Ví này được hỗ trợ trên máy vi tính và cả điện thoại di động. Các nhà giao dịch có sẵn hệ điều hành iOS, Android, Windows đều có thể trực tiếp tải xuống về sử dụng.
Tỷ giá giao dịch Beam coin hôm nay
Tỷ giá hiện của đồng Beam là 0,8709 đô được cập nhật vào 8 giờ ngày 20 tháng 10 năm 2021
Tổng giá trị giao dịch trong vòng 24 giờ là hơn $9.385.506.
Tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường tính tới thời điểm hiện tại là $81.598.212
Tổng giá trị vốn hóa khi mở khóa hết Token là $229.430.875.
Tổng cung đang lưu hành trên thị trường là 93,476,520.00 Beam.
Tổng cung tối đa có thể cung cấp ra là 262.800.000 Beam coin
Trong bảng xếp hạng gần đây nhất của CoinMarketCap, Beam chiếm giữ vị trí số 449.
Giao dịch Beam coin ở đâu?
Một câu hỏi được đặt ra là muốn mua hoặc bán đồng Beam ở đâu? Câu trả lời đó chính là: Hiện nay có có gần 20 sàn giao dịch tiền điện tử cho phép mua bán đồng Beam. Trong đó phổ biến nhất là các sàn giao dịch sau đây: Binance, Gate.io, Bigone, Hotbit, Biki, Beaxy, Bitmoon, MXC, BitZ, Bionex, CoinW, Mandala Exchange,…
Đặc biệt là sàn Hotbit hiện nay là sàn giao dịch có khối lượng đồng Beam lớn nhất trong tất các sàn giao dịch, chiếm gần khoảng 70% đồng Beam trên thị trường
Khi các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch thường xuyên có thể lưu trữ đồng Beam trên các ví của các sàn giao dịch, không cần mất thời gian chuyển chúng qua lại.
Beam coin vẫn luôn nâng cao chất lượng nền tảng để luôn là nơi các nhà giao dịch có thể tin cậy. Bên cạnh đó khi khách hàng có các đóng góp hay các thắc mắc gì đều có thể liên hệ với Beam coin thông qua các kênh phương tiện truyền thông như là: Github, Telegram, Youtube, Discord, Medium, Twitter, Reddit, Bitcointalk, diễn đàn Beam, Gitter.
Beam coin mới xuất hiện vì thế là cái tên còn khá xa lạ với mọi người tuy nhiên đây là một dự án hứa hẹn đầy tiềm năng trong tương lai. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về Beam. Các nhà giao dịch có thể cân nhắc kỹ lưỡng có thể đầu tư Beam hay không. Chúc mọi người thành công trên con đường đầu tư vào Beam coin nói riêng và các loại tiền điện tử khác nói chung.