Trong khi các nước lớn trên thế giới ngày càng phát triển và hiện tượng toàn cầu hóa đã có mặt ở rất nhiều nơi nên M&A là một hình thức được rất nhiều công ty áp dụng và đây cũng là một hình thức giúp công ty có thể hiện diện ở khắp mọi nơi và tìm kiếm được nguồn khách hàng mới trong một thị trường mới. Cùng tìm hiểu M&A là gì và những lợi ích, vai trò cũng như những thông tin quan trọng về M&A trong bài viết dưới đây nhé.
1. M&A là gì?
M&A tên tiếng Anh đầy đủ là Mergers & Acquisitions, đây mà một thuật ngữ trong kinh doanh được nhiều công ty sử dụng, thể hiện sự mua bán hoặc là sự sáp nhập tài sản, quyền kiểm soát công ty qua hình thức mua bán hoặc sáp nhập để sở hữu một phần hoặc toàn bộ công ty.
M&A cũng là một làn sóng đầu tư được nhiều chủ doanh nghiệp thực hiện và nó có rất nhiều tiềm năng. Từ khi xuất hiện cho đến hiện nay, những giao dịch kinh doanh, thương vụ M&A ngày càng lớn và có giá trị kể cả những doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Trong thời điểm dịch Covid 19 diễn ra, M&A càng nổi trội hơn. Vậy M là gì và A cụ thể là gì?
M là Mergers, có nghĩa là sáp nhập, khi hai doanh nghiệp có cùng một quy mô kinh doanh với nhau và họ thực hiện liên kết lại để tạo ra một doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân mới.
Khi một doanh nghiệp bị sáp nhập sau khi thực hiện liên kết nay, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại hoàn toàn và những tài sản, nghĩa vụ hay quyền lợi sẽ được chuyển giao sang một doanh nghiệp mới hoàn toàn.
A là Acquisitions, có nghĩa là mua lại, nó xảy ra khi có một doanh nghiệp lớn trên thị trường thực hiện mua lại những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh yếu hơn, quy mô nhỏ hơn. Quyền lợi khi doanh nghiệp lớn thực hiện mua lại sẽ vẫn giữ và tư cách pháp nhân vẫn được thực hiện.
Khi doanh nghiệp lớn mua lại, họ sẽ thực hiện quyền kiểm soát và chi phối những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũ.
Doanh nghiệp thực hiện M&A nhằm mục đích là được sở hữu cổ phần với công ty bị sáp nhập hoặc bị mua lại, bên cạnh đó những quyền tham gia quản trị sẽ được doanh nghiệp cuối cùng thực hiện nhằm quản lý và đưa ra những quyết định quan trọng về vấn đề kinh doanh và những hoạt động khác của doanh nghiệp.
2. Những lợi ích khi thực hiện M&A
Hiện tại, M&A đã được rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện và những doanh nghiệp khi thực hiện M&A họ đều cho rằng có nhiều lợi ích sau đó. Vậy những lợi ích đó là gì?
M&A sẽ giúp cho những doanh nghiệp thực hiện nâng tầm quy mô của họ lên, khi thực hiện M&A, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, họ có thể tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng mới, bổ sung thêm được nhiều dây chuyền sản xuất mới. M&A đưa doanh nghiệp đến gần hơn với thị trường bằng việc có nhiều thêm chi nhánh mới nhiều phạm vi phân phối hơn,…
Khi doanh nghiệp M&A sáp nhập và mua lại làm cho quy mô tăng, kể từ đó những cơ hội phát triển, đưa hàng hóa của họ sẽ được phân phối rộng rãi hơn và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường cũng sẽ lớn hơn.
Doanh nghiệp thực hiện M&A cũng là cơ hội để họ có thể chọn ra được những vị trí nào, công việc nào còn quan trọng và vị trí nào không còn quan trọng để sàng lọc bỏ. Từ đó, chi phí về nguồn nhân lực sẽ được giảm đáng kể. Và khi thực hiện M&A, những doanh nghiệp sẽ lựa chọn được những nguồn nhân lực chất lượng và có nhiều kinh nghiệm.
M&A là cơ hội giúp cho nguồn tài chính của doanh nghiệp được cải thiện. Khi đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có một nguồn vốn ổn định hơn và những rủi ro xảy ra thì có thể được chia sẻ và đặc biệt tài chính của doanh nghiệp được minh bạch rõ ràng cụ thể hơn.
Khi thực hiện M&A, những doanh nghiệp có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như là cách quản lý, vận hành công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa,…Họ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện nâng cao những công nghệ hiện đại trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Thương vụ M&A được thực hiện thì những doanh nghiệp có được lợi ích rất nhiều về việc hạn chế được chi phí, chi phí quản lý, chi phí nhân lực, chi phí gia nhập một thị trường mới từ công ty bị sáp nhập hoặc bị mua lại.
Những thông tin về khách hàng, những tệp khách hàng tiềm năng sẽ được doanh nghiệp M&A tiếp cận một cách dễ dàng hơn. Và đặc biệt là khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh yếu, những doanh nghiệp này nếu tiếp tục thực hiện kinh doanh mà không có sự hỗ trợ của những doanh nghiệp cùng quy mô hoặc lớn hơn thì sẽ dễ dàng phá sản.
Vì vậy, M&A sẽ hạn chế và tránh được nguy cơ phá sản từ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và tình hình phát triển kinh doanh không có khả quan trong tương lai.
Những điều trên là những lợi ích của M&A vậy những hạn chế của M&A là gì?
- Đầu tiên khi thực hiện thương vụ M&A thì những thành viên quản trị trong doanh nghiệp sẽ dễ chia sẻ quyền lợi và quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng.
- Khi có những ảnh hưởng đó thì việc xảy ra xung đột sẽ có thể xảy ra
- Mỗi doanh nghiệp sẽ có những văn hóa khác nhau và khi thực hiện M&A thì văn hóa làm việc, văn hóa giao tiếp trong công ty sẽ bị pha trộn lẫn nhau và để có một sự hài hòa thì cần điều chỉnh và hợp nhất chung văn hóa của hai công ty và đưa ra một quy định chung.
3. Có những loại M&A nào?
Hiện tại thì có 3 trường hợp M&A, đó là M&A chiều ngang, M&A chiều dọc và M&A kết hợp. Vậy 3 hình thức M&A trên có những đặc điểm gì khác nhau?
M&A theo chiều ngang là hình thức sáp nhập và mua lại của 2 doanh nghiệp có cùng trong một lĩnh vực ngành nghề sản xuất, có cùng một dịch vụ hoặc sản phẩm và tệp khách hàng của họ là giống nhau. Khi M&A theo chiều ngang được thực hiện thì nó sẽ đem lại lợi ích như là giảm thiểu được việc cạnh tranh lẫn nhau và có thể tăng được thị phần cũng như là doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ví dụ M&A theo chiều dọc: Một doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh thực hiện merger với một doanh nghiệp khác cũng thực hiện sản xuất tủ lạnh.
M&A theo chiều dọc là sự kết hợp quả 2 doanh nghiệp khác nhau về giai đoạn sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như một cửa hàng bán trang phục sáp nhập với một công ty sản xuất vải, hay nhà máy dệt chẳng hạn. Hai doanh nghiệp này nếu thực hiện M&A thì sẽ đảm bảo được nguồn hàng được cung ứng một cách kịp thời và không bị gián đoạn.
M&A kết hợp là một hình thức sáp nhập hoặc mua bán sau đó sẽ hình thành nên một tập đoàn. Lợi ích của khách hàng sẽ được ưu tiên mà M&A kết hợp sẽ hướng đến và nhu cầu của khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ khi M&A kết hợp xảy ra.
4 Lời kết
Khi một thương vụ M&A xảy ra trên thị trường nó sẽ có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Và trước khi thực hiện M&A những doanh nghiệp sẽ tìm hiểu những lợi ích cũng như hạn chế của họ một cách kỹ càng để hạn chế được nhiều rủi ro nhất. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về M&A và hiểu rõ hơn về khái niệm M&A.