Đối với những ai đã tham gia vào thị trường kinh doanh lâu năm sẽ không quá khó hiểu với hình thức kinh doanh dropshipping này. Cụ thể về dropshipping là gì? Quá trình vận hành mô hình này được diễn ra như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết đánh giá chung về mô hình kinh doanh này.
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một phương pháp kinh doanh mà chủ kinh doanh không cần trực tiếp lưu kho các sản phẩm của mình cung cấp. Tức là các nhà bán lẻ sẽ mua sản phẩm của bên thứ ba để vận chuyển đến khách hàng ngay khi có đơn hàng được đặt. Điều này cũng có nghĩa là người bán sẽ không trực tiếp xử lý sản phẩm mình bán.
Chính vì sự khác biệt này so với hầu hết các mô hình kinh doanh truyền thống mà dropshipping cũng được nhiều người lựa chọn trong quá trình kinh doanh của mình. Thương nhân hoàn toàn có thể không cần lưu kho các sản phẩm mình bán, và để hoàn thành đơn hàng khách hàng đặt, họ thường mua của một bên thứ 3,thông thường là những nhà sản xuất hoặc là các mặt hàng tồn kho từ người buôn. Như vậy với dropshipping bạn chỉ có nhiệm vụ quản lý đơn hàng đến tay người tiêu dùng và từ đó nhận về tiền COD.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hình thức kinh doanh dropshipping khá phổ biến và được nhiều nhà bán lẻ áp dụng. Tuy nhiên tại Việt Nam thì mô hình dropshipping còn khá mơ hồ với nhiều người, một phần do chính sách cũng như mức lợi nhuận tại nước ta không cao như nhiều quốc gia khác áp dụng dropshipping. Và cũng một phần xuất phát từ thị trường tiêu dùng nước ta còn nhiều hạn chế, quá nhiều chi phí phát sinh cũng như mức cầu khá thấp.
Đánh giá ưu điểm của mô hình dropshipping
- Tổ chức, vận hành trên dropshipping nhanh chóng và dễ dàng
Quá trình để tổ chức cũng như vận hành mô hình dropshipping này hoàn toàn gói gọn trong 3 bước cơ bản và đơn giản như sau: Tìm kiếm nhà cung cấp, tức là tìm nguồn hàng tại kho sản xuất với số lượng lớn. Tiếp theo xây dựng cho mình một kênh thương mại để bắt đầu bán sản phẩm đó. Cuối cùng là thực hiện các công việc marketing để sản phẩm được tiếp cận đến người tiêu dùng, cùng một số công việc liên quan để bán mặt hàng.
- Chi phí để tổ chức kinh doanh trên dropshipping khá thấp
Mô hình dropshipping này cho phép người bán có thể tiết kiệm chi phí dự trữ và quản lý hàng tồn kho của mình. Thay vì hình thức kinh doanh truyền thống đòi hỏi bạn phải bỏ ra chi phí cho quá trình vận chuyển, nhập hàng về kho lưu trữ cùng nhiều chi phí khác như đóng gói và giao đến khách hàng, thì dropshipping hoàn toàn loại bỏ các chi phí trên. Chi phí lớn nhất chính là tập trung xây dựng chiến lược marketing sao cho hiệu quả.
- Chi phí cho đầu tư trên dropshipping hợp lý
Đầu tư vào mô hình dropshipping chủ yếu là xây dựng và hoàn thiện kênh bán hàng của bạn với chiến lược marketing hiệu quả, sao cho thu hút khách hàng càng nhiều càng tốt. Điều này cho phép bạn bắt đầu kinh doanh với nguồn vốn ít.
- Mức độ rủi ro trên dropshipping thấp
So với hình thức kinh doanh truyền thống nhiều rủi ro thì dropshipping cho phép bạn có thể kiểm soát được các rủi ro của mình ví dụ như khi bạn không bán được các sản phẩm thì bạn cũng sẽ không bị mất chi phí để duy trì quá trình kiểm soát tồn kho.
- Địa điểm linh hoạt, bán hàng xuyên biên giới
Chỉ cần bạn có thiết bị thông minh kết nối mạng internet thì bất kỳ nơi đâu, thời điểm này bạn cũng có thể kinh doanh với mô hình dropshipping này. Chỉ cần bạn có thể giao tiếp và luôn cung cấp đến khách hàng các sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng, thì bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể bán hàng với dropshipping mà không cần đến văn phòng hay cần đến nhân viên.
- Đa dạng các loại hình sản phẩm
Chính vì tính tiện lợi mà mô hình dropshipping mang đến, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bán nhiều loại mặt hàng mà bạn yêu thích. Thậm chí đa dạng các loại sản phẩm, ngành hàng khác nhau trên website theo dropshipping mà bạn xây dựng để khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn.
- Mở rộng quy mô kinh doanh
Nếu như kinh doanh truyền thống, khi phải mở rộng kinh doanh tức là sẽ tốn thêm nhiều nguồn chi phí như tiền bạc, công sức, thời gian đầu tư vào cửa hàng mới. Tuy nhiên dropshipping cho phép quá trình mở rộng kinh doanh diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Một số nhược điểm của dropshipping
- Lợi nhuận của mô hình dropshipping thấp
Đây chính là nhược điểm lớn nhất khiến cho mô hình dropshipping tại Việt Nam không mấy khả quan và phát triển. Sức cạnh tranh cao do khả năng tiếp cận mô hình khá dễ dàng chính là điều kiện cho nhiều thương nhân tranh nhau thị trường.
- Các vấn đề về kho hàng
Nếu như kinh doanh truyền thống bạn có thể kiểm tra đơn hàng một cách dễ dàng thì đối với dropshipping bạn sẽ gặp rắc rối khi bạn có nhiều nguồn cung ứng khác nhau, và vấn đề là bạn phải theo dõi tất cả chúng, mà không phải nhà cung cấp nào cũng có công nghệ hỗ trợ đồng bộ để bạn dễ dàng theo dõi được.
- Mức độ rủi ro từ thanh toán COD tại Việt Nam khi theo mô hình dropshipping
Hầu hết kinh doanh dropshipping đều chọn phương thức thanh toán này, theo nghiên cứu về tỷ lệ từ chối hoặc hủy đơn hàng khá là cao. Bên cạnh đó tính thanh khoản của COD hoàn toàn không cao và người bán cũng không thể nhận tiền liền mà phải chờ đối soát từ phía vận chuyển.
Các bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh dropshipping
- Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường chung
Bắt đầu kinh doanh kể cả theo mô hình dropshipping thì bạn cũng cần có khâu nghiên cứu thị trường, thống kê những yêu cầu, hiểu được thực trạng chung và tìm hướng đi cho mình thì bạn mới có thể thành công được.
- Bước 2: Xác định loại mặt hàng, sản phẩm kinh doanh
Mặc dù dropshipping cho phép bạn có thể kinh doanh nhiều loại mặt hàng tuy nhiên bạn cũng cần xác định trước rằng sản phẩm nào có khả năng phát triển tốt trong thị trường hiện nay.
- Bước 3: Liên hệ các nhà cung cấp sản phẩm
Khi kinh doanh theo dropshipping, bạn cần liên hệ với bên cung cấp sản phẩm, tiến hành làm việc với họ một cách chuyên nghiệp, đồng thời phải có các điều khoản rõ ràng mang đến lợi nhuận công bằng cho cả hai .
- Bước 4: Tạo website bán hàng chuyên nghiệp
Khi tiến hành kinh doanh dropshipping bạn có thể tự mình thiết kế nếu bạn có đủ khả năng, hoặc không thì hiện nay có rất nhiều website cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp với nhiều mức phí khác nhau.
- Bước 5: Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả kinh doanh dropshipping
Để có thể kinh doanh theo mô hình dropshipping một cách thành công và có hiệu quả, bạn cần có những cách thức tiếp thị như chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,…hoặc một số diễn đàn lớn.
Nhìn chung, để tiến hành kinh doanh trên mô hình dropshipping, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại như tối ưu được chi phí về nguồn hàng, chi phí logistics hay thậm chí là giảm thiểu được các rủi ro khi bán hàng đa kênh thì mô hình dropshipping cũng tiềm ẩn nhiều thức thách đáng kể: Mức quảng cáo cao, tỷ suất sinh lợi nhuận quá thấp, nhiều đối thủ cạnh tranh,…là những điều không thể tránh khỏi. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về mô hình dropshipping là gì, cũng như có cho mình kiến thức để xây dựng thương hiệu kinh doanh hiệu quả và vượt qua các khó khăn bạn nhé.