Một nhà đầu tư chuyên nghiệp rất cần thiết phải biết đến chỉ báo kỹ thuật hay còn gọi là indicator. Bởi nó giúp cho các trader có thể dễ dàng xác định được điểm vào hoặc thoát lệnh. Cụ thể indicator là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Indicator là gì?
Indicator nghĩa là chỉ báo kỹ thuật, là một thuật ngữ dùng trong thị trường có chức năng tập hợp các đại lượng dựa trên các phép tính về mức giá và khối lượng giao dịch được diễn ra trong lịch sử, đồng thời cung cấp đến các nhà đầu tư hành vi về xu hướng giá trên thị trường.
Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào hành vi về giá trên thị trường được indicator cung cấp để có thể đưa ra quyết định vào lệnh hay thoát lệnh, cũng như biết được thị trường đang trong giai đoạn quá mua hay quá bán. Indicator giúp cho quá trình đầu tư trở nên hiệu quả hơn nhờ vào việc vào lệnh, thoát lệnh, dừng lỗ và chốt lời một cách hợp lý và đúng thời điểm.
Trên đồ thị indicator được biểu hiện đa dạng hình thức khác nhau. Để có thể biểu hiện nhiều loại như vậy indicator phải dựa vào dữ liệu về mức giá cùng với khối lượng giao dịch đã diễn ra. Hầu hết những chỉ báo có thể tách riêng thành phần biểu đồ bên dưới hoặc cũng có thể được chèn trực tiếp trên đồ thị giá.
Phân loại indicator
Để có thể phân loại indicator, chúng ta có thể xem xét dựa trên mức độ trễ về tín hiệu mà chúng tạo thành. Hiện nay có đến hàng trăm các loại chỉ báo kỹ thuật khác nhau cũng như đa dạng cách để có thể phân biệt được chúng.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 2 loại indicator phổ biến nhất trong thị trường forex, cụ thể:
- Leading indicator – Chỉ báo nhanh
Đây là một loại indicator có chức năng cung cấp các tín hiệu đi trước biến động của giá, có nghĩa là một chỉ báo giao động cho phép chúng ta có thể biết trước dựa vào tín hiệu được biểu hiệu, ngay sau đó dựa vào xu hướng mà chỉ báo nhanh thể hiện thì mức giá mới được điều chỉnh thay đổi theo.
Để có thể biết được khi nào thị trường điều chỉnh về mức giảm, chúng ta có thể quan sát chỉ báo nhanh đang có tiến gần hơn về phía đường biên hay không trền đồ thị. Một số indicator phổ biến mà bạn dễ dàng thấy như Stochastics, Parabolic SAR và RSI…
Leading indicator được sử dụng hiệu quả nhất trong thị trường đang có xu hướng chính là thị trường tiềm năng. Có thể thấy thuận chiều xu hướng của chỉ báo giúp cho chiến lược giao dịch trở nên hiệu quả hơn. Dựa trên hai tín hiệu chính được cung cấp từ indicator như tín hiệu quá mua, quá bán, tín hiệu phân kỳ hội tụ giữ giá và chỉ báo.
Tuy nhiên không phải bất kỳ indicator nào cũng cho những tín hiệu chính xác. Để tránh những rủi ro các trader cần học cách phân biệt các tín hiệu ảo. Việc đón đầu xu thế sẽ là một cơ hội tốt để thu về lợi nhuận.
- Lagging indicator – Chỉ báo chậm
Sau khi xu hướng thị trường chuyển sang giai đoạn đã được hình thành thì loại indicator này sẽ ngay lập tức cung cấp các tín hiệu, được biết với tên gọi khác là chỉ báo động lượng. Indicator này cung cấp đến các nhà đầu tư tín hiệu giao dịch chỉ thị trường bắt đầu một xu hướng mới, điều này cũng khác biệt so với chỉ báo nhanh ở trên.
Cách thức biểu hiện tín hiệu của lagging indicator chính là giao động quanh một đường trung tâm. Một số cái tên quen thuộc có thể kể đến như MACD, MA, Momentum,… Có thể thấy xu hướng giá đang tăng, giảm hay đi ngang cùng với việc xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự đều là những tín hiệu mà lagging indicator cung cấp đến các nhà đầu tư.
Mặc dù tín hiệu này cung cấp có mức độ chính xác cao nhưng chúng lại khá chậm. Điều này cũng phần lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về ít hơn do các trader nắm bắt chậm hơn. So với indicator nhanh thì indicator chậm lại có sự chính xác cao hơn.
Một số indicator phổ biến và hiệu quả nhất
Để tăng hiệu quả chiến lược đầu tư của mình các nhà đầu tư cần có sự tìm hiểu về indicator bởi chúng có rất nhiều loại khác nhau. Tầm quan trọng của indicator là không thể phủ nhận được, vì vậy dưới đây là một số loại chỉ báo phổ biến và có hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn:
- Chỉ báo xu hướng
Đây là một loại indicator kỹ thuật được sử dụng để xác định chiều biến động của giá cả trên thị trường tài chính. Nhằm nâng cao mức lợi nhuận cá nhân, các chiến lược của các nhà đầu tư cần dựa vào dấu hiệu từ trend indicator để xác nhận mức trung bình về giá, xu hướng chung cùng với đo lường mức độ biến động.
Hiện nay phổ biến nhất trong các loại chỉ báo xu hướng chính là các chỉ báo như Moving Average – MA, chỉ báo ADX, chỉ báo Parabolic SAR, chỉ báo Ichimoku,…
- Chỉ báo động lượng
Để các nhà đầu tư có thể đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn và thích hợp cho từng thời điểm cụ thể thì indicator động lượng là rất cần thiết. Đây là một công cụ giúp cho các trader có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thị trường chung. Một số indicator phổ biến như chỉ báo MACD, chỉ báo RSI, chỉ báo Stochastic Oscillator, chỉ báo CCI, chỉ báo Momentum,…
- Chỉ báo đo lường biến động
Nhà đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội mang về lợi nhuận cao thông qua việc tận dụng thông tin quan trọng từ indicator này. Đây là thước đo tiêu chuẩn giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt nhanh chóng được sự biến động của tiền tệ. Các trader trong thị trường forex đặc biệt chú ý đến một số các indicator như bollinger Bands, chỉ báo ATR,…
- Chỉ báo khối lượng
Indicator cho thấy cả về hành vi giá mà khối lượng giao dịch cùng với xu hướng thị trường. Vậy nên các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến. Một số indicator phổ biến như MFI, chỉ báo OBV, chỉ báo A/D,…
Một số lưu ý khi giao dịch với indicator
Có thể thấy indicator là một công cụ đắc lực giúp các trader có thể nắm bắt thông tin xu hướng thị trường nhanh chóng. Mang tính ứng dụng cao tuy nhiên trong quá trình sử dụng indicator các nhà đầu tư cũng nên chú ý một số đặc điểm sau:
- Kết hợp linh động các chỉ báo khác nhau là cách thức giao dịch thông minh giúp tổng hợp các tính năng riêng biệt của các indicator lại với nhau.
- Trước khi tiến hành giao dịch trên thực tế, các trader mới cần cân nhắc tìm hiểu thật kỹ cũng như thực hành phân tích kỹ thuật từ indicator. Các giao dịch demo sẽ giúp bạn làm quen trước tiên.
- So với quá trình xung đột tín hiệu diễn ra thì xác suất thành công sẽ chiếm ưu thế hơn nếu như những chỉ indicator là giống nhau.
- Một điều lưu ý nữa chính là các trader cần thực sự tỉnh táo để đưa ra quyết định khi xác định xu hướng giá dựa vào indicator vì không phải chỉ báo nào cũng đều cho dấu hiệu chính xác.
Tóm lại, để mang lại hiệu quả tốt nhất, các trader cần có sự tìm hiểu kỹ cũng như biết cách phân tích kỹ thuật dựa trên những biểu hiện mà indicator cung cấp. Có thể thấy đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực rất hữu ích đối với các nhà đầu tư trong thị trường forex. Mong rằng thông qua bài viết này bạn đọc đã có thể hiểu thêm về indicator là gì từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phù hợp với chiến lược cá nhân của mình.