Trước khi chưa có sự xuất hiện của công nghệ blockchain thì các lĩnh vực về tài chính, điện tử, hậu cần, viễn thông,…sẽ chẳng có một xu hướng gì nổi bật, nhàm chán, thụ động trong hoạt động. Sẽ khác hoàn toàn so với trước đó, nhờ có sự xuất hiện của công nghệ blockchain đem lại một làn sóng mới, xu hướng mới đối với các lĩnh vực trên. Vậy công nghệ mới này, đã đem lại cho các lĩnh vực trên những lợi ích gì, mà nói rằng tạo ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực đó. Hãy cùng mình đi tìm hiểu thật kỹ về công nghệ blockchain, hoạt động và ứng dụng của công nghệ mới này như thế nào vào các lĩnh vực? Cũng như những lợi ích của công nghệ mới này mang lại cho chúng ta khi sử dụng.
Công nghệ blockchain là gì?
Công nghệ blockchain còn được gọi là công nghệ chuỗi khối, có thể hiểu là blockchain cho phép chúng ta lưu trữ, truyền tải dữ liệu hiệu quả, đơn giản và nhanh chóng thông qua một cách vô cùng an toàn cho dù chúng ta đang sử dụng một hệ thống có mã hóa không dễ dàng hoạt động.
Blockchain chúng ta còn có thể hiểu như cuốn sổ chính của công ty kế toán nhằm quản lý tiền một cách dễ dàng, an toàn, cho dù chịu sự giám sát một cách khắc nghiệt, khó khăn thì vẫn hoạt động một cách đơn giản và vô cùng hiệu quả.
Có thể phân tích một cách sâu xa hơn, blockchain được cấu tạo bởi các khối và được liên kết với nhau thành các chuỗi. Các khối là block, còn các chuỗi gọi là chain. Mỗi block đều có thông tin và thời gian lưu trữ thông tin đó rồi sẽ được liên kết với các block trước đó đều có dữ liệu và thông tin như vậy, một khi liên kết các block với nhau thì sẽ được xác định thời gian và dữ liệu. Quan trọng là những thông tin thời gian và dữ liệu đã được hệ thống chấp nhận, thì việc thay đổi dữ liệu và thời gian là điều không thể thực hiện được.
Vì thế cũng có thể nói là công nghệ blockchain là một công nghệ vừa giúp chúng ta có thể dễ dàng quản lý vừa chống lại được sự gian lận và cố tình thay đổi dữ liệu trong các quá trình hoạt động nhằm mục đích xấu, ảnh hưởng đến hệ thống.
Blockchain được cấu tạo như thế nào?
Công nghiệp blockchain được cấu tạo bởi ba loại công nghệ hàng đầu hiện nay đó là công nghệ mật mã, công nghệ peer to peer (mã ngang hàng) và công nghệ lý thuyết. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu từng công nghệ blockchain này.
Công nghệ blockchain mật mã: công nghệ này sẽ giúp cho công nghệ blockchain phát huy cao nhất tính minh bạch một cách hiệu quả và tính riêng tư của công nghệ này cũng sẽ được xác định. Công nghệ mật mã được sử dụng thông qua những từ khóa công khai và hàm băm giúp cho blockchain hoạt động tối ưu và hiệu quả nhất khi sử dụng.
Công nghệ blockchain peer to peer (mạng ngang hàng): những nút có trong peer to peer đều là chủ thể hoạt động hay là máy chủ. Những chủ thể này, máy chủ đều có chức năng lưu trữ bản sao. Vậy có thể hiểu khi cần thì chúng ta có thể sử dụng một nút bất kỳ trong peer to peer để lưu trữ một cách dễ dàng.
Công nghệ blockchain lý thuyết: công nghệ này sẽ giúp cho chúng ta có thể dễ dàng tham gia vào hệ thống và quan trọng là phải tuân thủ luật chơi mà công nghệ lý thuyết này đưa ra, để tham gia vào hệ thống. Bên cạnh đó sẽ được thúc đẩy bởi những hoạt động, động lực thúc đẩy kinh tế mà công nghệ lý thuyết này đưa ra.
Phân loại công nghệ blockchain
Công nghiệp blockchain được cấu tạo ba thành phần chính: Công khai, riêng tư và cho phép.
- Blockchain công khai: chúng ta có thể hiểu là những thông tin đều được trình bày một cách rõ ràng và minh bạch, bất kỳ người nào cũng có quyền xem, ghi dữ liệu khi sử dụng công nghệ blockchain. Bên cạnh đó việc xác thực thông tin cần phải thực hiện thông qua nhiều bước, nhiều bước này phải đảm bảo được rất nhiều nút để tham gia. Vì vậy khi muốn xâm nhập, thay đổi dữ liệu và tấn công vào dữ liệu thì chúng ta cần phải có chi phí rất lớn và thật sự muốn xâm nhập vào hệ thống thì sẽ rất khó, tỷ lệ thành công vô cùng thấp. Qua đó cho chúng ta thấy một trong những ưu điểm của công nghệ blockchain này là vừa công khai mà vẫn đảm bảo được tính an toàn và bảo mật cao.
- Blockchain riêng tư: cũng như thành phần công khai, thành phần riêng tư này chúng ta vẫn có quyền xem dữ liệu, đọc dữ liệu nhưng chúng ta không có quyền chi cập vào dữ liệu để ghi. Muốn thay đổi dữ liệu sẽ phụ thuộc vào một bên thứ ba, bên thứ ba này đảm bảo tuyệt đối về độ bảo mật và độ tin cậy. Chỉ có họ mới có quyền thay đổi dữ liệu. Điều này sẽ giúp chúng ta hoạt động một cách hiệu quả, an toàn với blockchain và sẽ tránh được những trường hợp bị xâm nhập thay đổi dữ liệu bởi các kẻ xấu.
- Blockchain cho phép: thành phần này cũng giống như thành phần riêng tư, nhưng được thiết kế thêm một số tính năng khác, giúp cho chúng ta có thể dễ dàng truy cập vào dữ liệu của mình và thay đổi dễ dàng nó. Thông thường thì thành phần cho phép sẽ sử dụng nhiều ở các ngân hàng, tổ chức tài chính để sử dụng một công nghệ blockchain của riêng mình để quản lý tiền một cách dễ dàng nhất. Thành phần cho phép này là sự kết hợp giữa thành phần công khai và thành phần bí mật.
Update công nghệ blockchain
Tính từ khi ra mắt tới thời gian hiện tại thì công nghệ blockchain đã được nâng cấp và phát triển qua các phiên bản blockchain khác nhau.
Hiện tại thì có ba loại đó là blockchain 1.0, blockchain 2.0, blockchain 3.0.
- Blockchain 1.0: blockchain 1.0 được tạo ra nhằm mục đích quản lý tiền tệ và thanh toán. Tiền mã hóa là một trong những chủ thể hoạt động chính tại blockchain 1.0, mọi hoạt động có liên quan đến tiền mã hóa đều được sử dụng công nghệ này. Vì thế có nhiều người đã lầm tưởng rằng công nghệ này và tiền mã hóa bitcoin là một, nhưng thực sự công nghệ này và tiền mã hóa là khác nhau, tiền mã hóa sử dụng công nghệ này để quản lý các hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
- Blockchain 2.0: công nghệ blockchain 2.0 được sử dụng vào lĩnh vực tài chính và thị trường, nó được sử dụng rộng hơn so với tiền mã hóa thông thường thì tài chính và thị trường thì sẽ liên quan đến các cổ phiếu, trái phiếu thì sẽ được sử dụng rất nhiều công nghệ này để đảm bảo về quyền sở hữu, bất kỳ những vấn đề gì có liên quan đến thỏa thuận và hợp đồng về tài chính, thị trường sẽ được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Blockchain 3.0: khác hoàn toàn so với blockchain 1.0, 2.0, blockchain 3.0 chủ yếu được tạo ra để nhằm giám sát các hoạt động.
Đó là toàn bộ những thông tin mà mình tìm kiếm được về blockchain. Mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ blockchain, lựa chọn cho mình được một công nghệ phù hợp vào lĩnh vực đầu tư của bản thân nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn.