Thông qua chỉ báo MACD trader có thể khám phá các tín hiệu quan trọng, từ đó áp dụng vào đầu tư. Dự đoán chính xác sự hình thành xu hướng mới sẽ giúp cải thiện đáng kể cho giao dịch. Cụ thể MACD là gì? Hãy cùng tìm hiểu về chỉ báo trong bài viết này bạn nhé.
MACD là gì?
MACD – Moving Average Convergence Divergence, nghĩa là đường trung bình động. Thông qua 2 yếu tố bao gồm hội tụ và phân kỳ để có thể xác định một cách chính xác mức giá trị mà nó tạo ra. Đồng thời cũng là một trong những chỉ báo quan trọng định hình cho xu hướng thay đổi về giá cả.
Vào cuối những năm 70 MACD được hình thành phát triển bởi Gerald Appel, từ đó MACD được xếp vào loại chỉ báo muộn và được định giá từ chính những dữ liệu trong quá khứ đã xảy ra trước đó. Có thể thấy hầu hết các trader đều ưa chuộng công cụ này, xét về bản chất MACD đóng vai trò như một chỉ báo động lượng và theo chiều hướng tăng giảm giá trên thị trường. Chính vì vậy mà đường chỉ báo này được các trader sử dụng trong quá trình đặt lệnh và thực hiện trong giao dịch Forex.
Một số thành phần cơ bản của chỉ báo MACD
Xét về cơ bản có thể thấy chỉ báo MACD được cấu thành từ 4 thành phần khác nhau cùng với các đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt như:
- Đường MACD: Đây được xem là kết quả của đường EMA, tức là hiệu số của hai đường trung bình, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình định mức giá tăng hoặc giảm trên thị trường chung.
- Đường tín hiệu: Các nhà đầu tư có thể nhìn nhận được chiều hướng ra hoặc vào thị trường dựa trên kết quả của hai đường EMA và MACD kết hợp với nhau, từ đó phát ra tín hiệu đảo chiều mang tính tiềm năng nhất định.
- Biểu đồ histogram: Sự chênh lệch sẽ được thể hiện tại biểu đồ thông qua quá trình hội tụ và phân kỳ của 2 đường là MACD và đường tín hiệu.
- Đường zero: Để có thể đánh giá được mức độ tăng giảm đang mạnh hay yếu của một xu hướng mới được hình thành các trader có thể dựa vào đường zero này, nó đóng vai trò như một đường tham chiếu.
Đặc điểm cơ bản của đường MACD
Một xu hướng mới được hình thành hay có sự tăng giảm sẽ phát ra tín hiệu quan trọng thông qua đường MACD, nhằm giúp các trader có thể nhận ra khi có sự theo dõi những chuyển động của chúng. Điều này có nghĩa là thông qua quá trình hội tụ, phân kỳ hoặc giao nhau của đường tín hiệu hoặc đường trung tâm. Đồng thời đường EMA lúc này cũng sẽ xoay quanh đường 0 thậm chí là cắt nhau.
Các nhà giao dịch hoàn toàn có thể dựa trên mức MACD vượt qua cả đường tín hiệu để thực hiện lệnh mua vào chứng khoán hoặc giao dịch Forex và bán ra ngay khi đường MACD cắt phía dưới của đường tín hiệu. Theo nhiều phương pháp khác nhau có thể là giao nhau, phân kỳ hoặc là tăng giảm để hiểu được tính trung bình động.
Công thức tính MACD
Công thức chung được áp dụng để tính MACD như sau:
MACD = EMA 12 – EMA 26
Trong đó:
- EMA 12, EMA 26 được hiểu là những đường trung bình động theo mức lũy thừa thuộc chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.
- Đường tín hiệu của MACD = Đường EMA(9)
- Histogram = MACD – đường tín hiệu
Ý nghĩa của đường MACD trong giao dịch Forex
Các nhà đầu tư để có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho các giao dịch một cách có hiệu quả và chính xác hơn khi có sự phân tích, đánh giá về xu hướng giá thông qua đường chỉ báo MACD. Chính vì vậy mà MACD mang ý nghĩa khá là quan trọng như:
- Đóng vai trò trong việc đưa ra dự đoán về xu hướng giá
Các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua vào ngay khi thấy đường MACD giao với đường tín hiệu theo chiều hướng từ dưới lên, lúc này giá có xu hướng sẽ tăng lên hơn nữa trong tương lai. Ngược lại nếu đường MACD có sự giao nhau với đường tín hiệu từ trên xuống, lúc nào xu hướng giá là giảm và các nhà đầu tư có thể đặt vào lệnh bán.
- Tính phân kỳ và hội tụ của MACD phản ánh diễn biến về giá
Các nhà đầu tư có thể vào lệnh bán dựa trên sự đảo chiều có dự báo trước khi xu hướng về giá lên nhưng MACD lại theo chiều hướng ngược lại tức là giảm xuống. Ngược lệnh các nhà đầu tư nên vào lệnh mua khi theo dõi thấy đường MACD có xu hướng lên nhưng giá lại xuống, tín hiệu này báo sự giảm chiều từ giảm sang tăng lên về giá.
Một số điểm hạn chế của chỉ số MACD
Có thể thấy MACD mặc dù đóng vai trò quan trọng được các nhà đầu tư sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực. Cung cấp chính xác trong quá trình định hình xu hướng tăng hoặc giảm về giá trong thị trường để nhà đầu tư đưa ra quyết định mua vào hoặc bán ra. Thế nhưng MACD cũng có những điểm hạn chế nhất định như:
- Kết quả của MACD sẽ có sự sai lệch và không đồng nhất. Điều này xảy ra do cá nhân mỗi nhà đầu tư chọn lựa thiết lập cài đặt các chỉ số dựa theo nhu cầu cá nhân cũng như chiến lược của họ cụ thể như chỉ số trung bình động 9 ngày, 12 ngày hoặc 26 ngày. Dẫn đến số liệu được cung cấp chủ quan đến các nhà đầu tư.
- Quá trình sử dụng MACD thành tạo và hiệu quả đòi hỏi các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó sự nhạy bén cũng là yếu tố quan trọng giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt nhanh chóng khung thời hoạt động hiệu quả nhất của MACD mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các yếu tố khác.
- Tín hiệu MACD có thể chậm một phần là do lagging trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình.
- Các nhà đầu tư vẫn có khả năng bị thua lỗ mặc dù không quá lớn nếu như vội vàng dựa vào chiến lược phân kỳ động lượng khi chúng có sự đổi chiều quá sớm.
- Đồng thời một số tín hiệu cũng sẽ bị nhiễu do nhiều yếu tố tác động bên ngoài.
Cách sử dụng MACD hiệu quả
Về cơ bản đường MACD không hoàn toàn đơn giản để sử dụng, chỉ báo này mang lại nhiều hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng có cách thức hoạt động khá phức tạp. Chính vì vậy việc học cách sử dụng MACD là hết sức cần thiết đối với hầu hết các trader còn thiếu kinh nghiệm.
Có thể dựa vào điểm giao nhau khi MACD cắt trên mức 0 tức là tín hiệu có xu hướng tăng lên. Và ngược lại dưới 0 tức là đang giảm xuống. Hướng của sự giao nhau diễn ra khi MACD cắt từ dưới lên trên tức là tín hiệu tăng và ngược lại. Tín hiệu càng mạnh khi nó càng xa 0. Thế nhưng khó khăn nhất vẫn chính là tìm ra điểm thời gian phù hợp để vào lệnh mua hoặc bán.
Kết hợp mô hình nến đảo chiều cùng các chỉ báo MACD khi tiến hành vào lệnh. Để có thể đặt lệnh bán nhà đầu tư cũng nên dựa vào yếu tố như xu hướng tăng trong thời gian dài, phân kỳ diễn ra ngay sau khi mô hình nến doji hình thành hoặc có thể là tại đỉnh xuất hiện nến đảo chiều.
Trên là tổng hợp một số thông tin cơ bản về chỉ báo MACD, hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quát về chỉ báo trung bình động. Để có thể sử dụng được loại chỉ báo này đòi hỏi các nhà đầu tư cần nhiều hơn nữa quá trình nghiên cứu không ngừng, học hỏi và trải nghiệm nhiều để có kinh nghiệm vững chắc. So với hầu hết các chỉ báo khá thì MACD được đánh giá là có mức độ khó hơn nhiều để các nhà đầu tư có thể sử dụng thành thạo và áp dụng thành công trong giao dịch.