Lý thuyết Dow hay còn gọi là học thuyết Dow được áp dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật, thể hiện cho xu hướng của thị trường tại thời điểm đó. Cụ thể lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý cơ bản của học thuyết Dow gồm những gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản dùng trong quá trình nghiên cứu thị trường đầu tư thông qua những biến động. Lý thuyết Dow là khởi nguồn cho quá trình phân tích kỹ thuật, thể hiện rõ nét sự tăng hoặc giảm của các chỉ báo và cho biết xu hướng thị trường tại thời điểm đó.
Lịch sử hình thành lý thuyết Dow
Trên tờ báo Wall Street Journal, những bài luận đầu tiên của ông Charles H.Dow lần đầu tiên được đăng tải về lý thuyết Dow. Đó là cả quá trình nghiên cứu của ông bao gồm nhiều lập luận, dẫn chứng về những biến động của thị trường chứng khoán. Ông chỉ ra rằng những nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào cách thức mà thị trường phản ứng từ đó thu về lợi nhuận nhất định. Những lập luận này nhanh chóng thuyết phục nhiều người đọc,.
Trong các hoạt động ngoại hối chuyên nghiệp, có thể thấy dù lý thuyết này có niên đại hơn trăm năm nhưng vẫn có một sức ảnh hưởng nhất định. Ông Charles H.Dow cho biết ông đã nghiên cứu và phân tích học thuyết Dow dựa trên 2 yếu tố chính quan trọng là yếu tố chỉ số đường sắt Dow Jones và chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể xác định được mức độ tăng hoặc giảm thông qua các chỉ số phản ứng từ biến động của thị trường. Đây cũng là một trong những đặc điểm mà ông khẳng định trong bài luận khi cho rằng tình trạng kinh tế của một quốc gia nhất định luôn bị ảnh hưởng từ chính thị trường chứng khoán của đất nước đó.
Trong quá trình nghiên cứu học thuyết Dow, ông đột ngột mất vào năm 1902 khiến cho những lập luận này vẫn còn chưa kịp hoàn thành. Tiếp tục kế thừa từ ông, William P.Hamilton đã nhanh chóng dựa trên nền tảng này để tiếp tục quá trình phân tích và hoàn thành một học thuyết Dow đầy đủ như hiện tại.
Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
- Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả
Trong nội dung của nguyên lý này đề cập đến việc thị trường chi phối đến giá của cổ phiếu cùng các chỉ số biểu đồ. Những yếu tố khác bao gồm như mức lạm phát, lãi suất hay thậm chí là những cảm xúc của các nhà đầu tư đều chịu sự tác động từ thị trường. Kể cả đó là hiện tại hay trong quá khứ thì các sự kiện này đều bị ảnh hưởng.
Trong học thuyết Dow, ông đã loại trừ một số yếu tố trung gian như khủng bố, động đất, sóng thần,… ở thời điểm quá khứ. Thế nhưng ngày nay những rủi ro trung gian này cũng được được vào đánh giá thị trường vì tính chất ảnh hưởng của nó đã khác với lúc trước rất nhiều.
- Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường
Trong học thuyết Dow, ông chỉ ra rằng trong thị trường luôn tồn tại 3 xu thế chính và mỗi xu thế này mang những đặc điểm riêng biệt:
- Xu thế cấp một ( Primary Movement): Trong xu thế này tiếp tục chia làm hai nhóm cơ bản là xu thế tăng và xu thế giảm, chúng luôn có sự tác động kìm hãm lẫn nhau. Xu thế này thông thường có thời gian kéo dài khoảng hơn 1 năm hoặc có thể là vài năm.
- Xu thế cấp hai (Medium Swing): Đây là xu thế phụ và nó sẽ có chiều hướng ngược lại so với so thế cấp một. Xu thế cấp hai thông thường có thời gian kéo dài trong khoảng vài tuần và cũng không vượt quá 3 tháng.
- Xu thế cấp ba (Minor movements): Đây là xu thế nhỏ nhất trong học thuyết Dow. Thời gian kéo dài của nó khoảng 1 giờ đến dưới 1 tháng.
- Nguyên lý 3: Ba giai đoạn trong xu thế chính
Trong học thuyết Dow, ông cũng phân chia xu thế chính thành 3 giai đoạn cụ thể:
- Tích lũy (Accumulation): Đây là giai đoạn mà thị trường di chuyển rất chậm gần như đạt đến mức tối thiểu.
- Giai đoạn có xu hướng: Thời điểm này giá bắt đầu có dấu hiệu đi lên và cũng là lúc nhiều người bắt đầu mua vào.
- Giai đoạn phân phối (Distribution): Đây là thời điểm thị trường trở nên nóng hơn nhờ vào các thông tin từ hiệu ứng đám đông lan rộng trên các phương tiện truyền thông. Xu hướng lúc này sẽ tăng và nhiều người sẽ mua vào.
- Nguyên lý 4: Sự tương quan phải được thể hiện
Sự chuyển động cùng hướng phản ánh mức tương quan của những ngành có liên quan với nhau. Đây cũng là nền tảng quan trọng trong quy tắc phân tích thị trường. Nhìn chung, giá của chúng sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm. Giả sử như giá Gold và giá Yên Nhật sẽ thường xuyên chuyển động cùng hướng với nhau khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra.
- Nguyên lý 5: Các xu hướng xác nhận bởi khối lượng giao dịch (Volume)
Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong học thuyết Dow và nó có mối liên kết với Volume. Nói một cách dễ hiểu thì trong quá trình uptrend khối lượng giao dịch phải có sự gia tăng theo dòng sóng đẩy. Ngược lại theo xu hướng downtrend điều chỉnh thì chúng sẽ giảm xuống.
- Nguyên lý 6: Các xu hướng tồn tại đến khi có tín hiệu cho thấy sự kết thúc
Nguyên tắc cuối cùng của học thuyết Dow phản ánh việc xác định xu hướng thông qua quá trình các dòng chỉ số tạo đỉnh hoặc đáy. Điều này có nghĩa là khi một xu hướng có sự tăng sẽ gồm các đỉnh cao và đáy cao hơn, ngược lại một xu hướng giảm sẽ có đỉnh và đáy thấp hơn. Đỉnh đáy cao hơn nữa phá vỡ đỉnh đáy cũ chứng tỏ xu hướng đang tăng và ngược lại.
Một số điểm hạn chế trong lý thuyết Dow
Bên cạnh việc được nhiều người sử dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật thì học thuyết Dow cũng có những mặt hạn chế nhất định như:
- Mặc dù phản ánh xu hướng thị trường thế nhưng nó gần như là quá trễ khiến cho các cơ hội cũng ít hơn hoặc gần như không có cơ hội. Dù vậy trên thực tế ghi nhận cho thấy thực hiện theo học thuyết Dow mang lại lợi nhuận lớn dù rất ít người có thể đạt được.
- Không phải lúc nào cũng đúng chính vì vậy việc áp dụng học thuyết Dow đôi khi phải chịu tính rủi ro vì khả năng phân tích thị trường không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn.
- Bên cạnh đó học thuyết Dow còn khiến cho các nhà đầu tư băn khoăn vì vậy các nhà đầu tư rất nên cần có tính kiên nhẫn. học thuyết Dow không đưa ra bất kỳ nhận định nào một cách cụ thể vì vậy có thể làm cho các nhà đầu tư “ưa hoạt động” phản ứng lại.
- Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ giúp ta nhận định xu thế thị trường tại thời điểm đó. Sẽ có những rủi ro từ trung gian và điều này là không thể tránh được. Hầu như học thuyết Dow không thể đưa ra những dấu hiệu trung gian hoặc những sự thay đổi từ những dấu hiệu trung gian.
Có thể thấy nền tảng kiến thức từ lý thuyết Dow cho đến hiện tại vẫn được các trader áp dụng trong quá trình phân tích thị trường. Nhìn chung đây thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực dù nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể nắm được nền tảng cơ bản của lý thuyết Dow là gì, từ đó bắt đầu quá trình tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật và đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.