Là một hiện tượng nổi bật trong lĩnh vực tài chính, Bitcoin là một trong những đồng tiền điện tử phải đối mặt với vô vàn những hoài nghi. Đã từng có rất nhiều sự việc liên quan đến tính bảo mật và độ an toàn của bitcoin. Vậy bitcoin có dễ dàng bị tấn công? Người chơi tiền điện tử có nên lo lắng về việc bitcoin bị hack?
1. Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền điện tử được ra đời vào năm 2009 bởi một người sử dụng bí danh là Satoshi Nakamoto. Những giao dịch bitcoin được thực hiện không cần trung gian, tức là không cần có ngân hàng. Người ta có thể đặt khách sạn, mua sắm hoặc mua trò chơi bằng bitcoin.
Tuy nhiên, phần lớn sự nổi tiếng của bitcoin xuất phát từ việc kiếm tiền bằng cách kinh doanh và đầu tư nó. Một sự kiện nổi bật và gây bão là việc giá bitcoin tăng vọt lên hàng nghìn $ vào năm 2017 và tiếp tục tăng dần đều. Ngày 11/10/2021, giá bitcoin duy trì mức 54500$.
2. Tính bảo mật của bitcoin?
Trong mười hai năm tồn tại và phát triển, Bitcoin đã chứng minh bản thân nó là một hệ thống kỹ thuật an toàn bậc nhất trên thế giới, cũng là một hệ thống tiền tệ vô cùng đáng tin cậy. Blockchain của Bitcoin chưa từng bị tấn công, đồng thời chưa từng có tiền giả.
Hệ thống mạng & tiền tệ Bitcoin từng được chứng minh an toàn và hiệu quả. Công nghệ xây dựng Bitcoin được chắc chắn chính xác về mặt toán học. Các quy tắc liên tục được cải tiến mỗi ngày. Phần mềm luôn được kiểm tra và nhận những đánh giá tích cực từ cộng đồng bitcoin.
Mặc dù có những “drama” trong quá khứ liên quan đến việc Bitcoin bị hack, nhưng đừng lo lắng vì điều này không thể phản ánh khả năng bảo mật của mạng Bitcoin. Các vụ tấn công liên quan đến bitcoin bị hack hầu như đều kết quả của câu chuyện bảo mật sai cách hoặc các sơ sót của những cá nhân/dịch vụ đang nắm giữ bitcoin.
Nếu đang nắm giữ bitcoin, bạn có là người nắm giữ quyền lực đối với đồng tiền của mình. Vì vậy, điều quan trọng là hãy tuân theo những phương pháp bảo mật được khuyến nghị để chủ động bảo vệ tiền của chính bạn, ngăn chặn việc ví bitcoin bị hack.
Tuy nhiên, bản thân nó là phần mềm được chế tạo bởi con người, Bitcoin không thể không có một vài sai lầm. Các lỗi nhỏ đôi khi xuất hiện và vẫn luôn tồn tại những sự nghi hoặc về tính bảo mật có thể đe dọa Bitcoin bất cứ lúc nào, và bằng chứng là việc cụm từ “bitcoin bị hack” đã lên top search trong một khoảng thời gian.
3. Tại sao bitcoin khó bị hack?
Bitcoin được xem là một bức tường “chống hack”. Lí do là bởi chuỗi khối Bitcoin luôn luôn được nguyên hệ thống mạng xem xét. Chính vì vậy, những sự việc hack vào chính blockchain được đánh giá là vô cùng khó xảy ra. Cụ thể, để thêm bất kỳ khối mới nào chứa hàng loạt các giao dịch, mỗi một người khai thác để cập nhật được sổ cái Bitcoin yêu cầu phải nhanh chóng và liên tục giải được những bài toán phức tạp.
Những bài toán nói trên được tạo ra bằng chuỗi mật mã của Bitcoin. Một khi muốn bất kỳ khối nào được add thêm cơ sở dữ liệu cần thỏa điều kiện: mọi nodes trong mạng phải chấp nhận khối đó là hợp lệ. Tức là, chỉ khi nào tất cả nodes đồng ý thì sổ cái của Bitcoin lúc này mới được phép cập nhật tương tự.
Có thể bạn chưa biết, để có thể thao túng cả một hệ thống tiền điện tử là cực kỳ khó khăn. Để ai đó xóa/ chèn dữ liệu lên một khối Bitcoin mà đã từng được sử dụng là điều bất khả thi, không thể thực hiện vì nó tuân theo các đặc điểm phân quyền, các trình tự thời gian cùng cách tính toán được thiết lập từ đầu của chuỗi khối Bitcoin.
Đó là lí do cơ sở dữ liệu của bitcoin – duy trì bởi hệ thống mở chưa một lần nào bị tấn công thành công. Việc hack dữ liệu của chỉ một máy tính hoàn toàn không đủ “mạnh” để làm hỏng những cơ sở dữ liệu thuộc các máy tính khác. Và sự thật là, khi có cảnh báo bitcoin bị hack, các máy tính trong cùng mạng sẽ cảnh báo tự động cho người dùng rằng hiện tại cơ sở dữ liệu của họ đã bị hỏng, sau đó sẽ giúp họ fix lỗi hoặc cắt các máy tính đó ra khỏi mạng.
4. Vậy tại sao có thông tin bitcoin bị hack?
Nói đúng hơn, là bitcoin đã từng bị đánh cắp. Hầu hết những sai lầm về bảo mật trong hệ thống không gian tiền điện tử, cụ thể là bitcoin có thể là do các cá nhân nắm giữ và trang web giao dịch không đảm bảo thực hiện các phương pháp bảo mật và phòng ngừa tấn công chính xác. Thường thì các khoản tiền mà bị đánh mất là hậu quả hiển nhiên của việc lưu giữ tiền ở những nơi không an toàn.
Nếu bạn đã từng nghe qua một loại ví – “ví nóng” (hot wallet) thì đây là một ví dụ điển hình. Hot wallet là tất cả những loại ví tiền điện tử được kết nối trực tuyến, hay kết nối với internet. Hot wallet có thể cài đặt trên máy tính hoặc ipad, thiết bị di động, smartphone; đồng thời cũng là ví được đặt tại các sàn giao dịch. Và đôi khi, thiết bị của bạn hoặc những sàn giao dịch này không có đủ các phương thức bảo mật hiện đại. Thậm chí, hot wallet đôi khi còn bị người dùng lưu trữ rất bất cẩn trên một thiết bị, và nếu đó là thiết bị không an toàn & bị xâm nhập thì hoàn toàn có thể dẫn đến việc bitcoin bị hack.
Vì vậy, có thể kết luận: các khoản tiền bị trộm thường thấy là kết quả hay xảy ra của việc lưu trữ bitcoin ở những nơi không bảo mật, không an toàn.
Sự kiện Mt.Gox là ví dụ điển hình cho việc bảo mật kém. Đây cũng có thể được xem như là trường hợp trộm tiền điện tử nổi sóng nhất. Mt. Gox được biết đến là một sàn giao dịch tài chính tại Nhật Bản. Nó được chuyển đổi thành sàn giao dịch Bitcoin tại thời điểm năm 2010. Vì không có các biện pháp bảo mật an toàn cho cơ sở dữ liệu, tin tặc đã trót lọt đánh cắp từ sàn hơn 850.000 BTC. Sự kiện “ăn trộm” Mt. Gox là sự kiện bitcoin bị hack khủng nhất kể từ thời điểm Bitcoin xuất hiện. Sự kiện này cũng dẫn đến việc Mt. Gox đã phải phá sản năm 2014.
Cũng nhờ Mt. Gox, những sàn giao dịch tiền điện tử khác trên toàn cầu đã có một bài học “khắc cốt ghi tâm”. Nhiều sàn kể từ sự việc này xảy ra đã nỗ lực triển khai hàng loạt các tính năng bảo mật mới. Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng tiền điện tử thì vẫn nhận được khuyến nghị là nên tập cho mình những thói quen an toàn. Đồng thời hãy thực hiện các phương pháp lưu trữ tiền điện tử một cách an toàn theo hướng dẫn để ngăn chặn bitcoin bị hack.
Suy xét lại, có thể nói công nghệ phân tán sổ cái và blockchain là những đổi mới hợp lý, đáng được công nhận. Nó mang đến sự an toàn cùng khả năng bảo vệ mạnh mẽ bậc nhất, tránh cho cho việc bitcoin bị hack, ít nhất là tính đến hiện nay.
Lời kết
Như vậy, bitcoin bị hack là nguyên nhân của sự lỏng lẻo trong bảo mật của người dùng cá nhân hoặc trang web giao dịch. Bản thân bitcoin là một chuỗi “kiến trúc” vô cùng kiên cố và thực sự rất khó để khẳng định rằng hệ thống bitcoin bị hack.
Do đó, nếu bạn đang hoặc sẽ sở hữu bitcoin, hãy cẩn thận và để tiền của mình ở những nơi an toàn, cài đặt nhiều công cụ bảo mật và đừng dại giao dịch trên những sàn không uy tín, kém chất lượng hoặc không có bất kỳ thông tin gì rõ ràng.
Tổng hợp: https://tradetienao.com/