Nếu bạn đang phân vân không biết có nên đầu tư vào NEAR coin hay không thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Tại đây, chúng ta sẽ cùng phân tích những thông tin của NEAR Coin, cách sử dụng đồng thời đánh giá các khía cạnh khác nhau của đồng coin này.
1. NEAR coin là gì?
NEAR coin là đồng tiền điện tử thiết lập trên blockchain thế hệ thứ 3, được ra đời để phục vụ việc mở rộng cũng như cho phép đồng thời người dùng cuối và cả nhà phát triển sử dụng toàn bộ tiềm năng mà hợp đồng thông minh cùng với công nghệ blockchain mang lại.
NEAR coin quyết định loại bỏ ý tưởng dùng công nghệ thứ 2 – nơi những nút đơn đang tham gia vào mạng cần chạy full các mã. Thay vào đó, nó sử dụng một nền tảng công nghệ khá phổ biến trong nền tảng cơ sở dữ liệu, đó là sharding – phân đoạn cơ sở dữ liệu.
Một khi thực thi đúng theo phương pháp, sharding sẽ mang đến khả năng mở rộng mạng, và từ đố số lượng các nút của mạng sẽ tăng lên. Cuối cùng, giới hạn dung lượng mạng sẽ là bất tận, vô kể.
Hãy tìm hiểu thêm một chút về Sharding. Thực tế, trên nền tảng cơ sở dữ liệu, có đôi lúc người ta cần xử lý một lượng dữ liệu lớn tương đối cồng kềnh. Do đó nó sẽ cản trở hiệu suất cũng khiến quá trình xử lý dữ liệu trở nên tốn thời gian và kém hiệu quả. Sharding xuất hiện và sẽ thực hiện phân vùng ngang cho khối cơ sở dữ liệu. Từ đó biến những dữ liệu này thành những phần nhỏ hơn, người ta sẽ dễ dàng quản lý hơn.
Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ để Sharding trở nên dễ hiểu hơn cho anh em. Giả định một mạng có ba nút: A, B, C. 3 nút này đều phải thực hiện xác minh 1 dữ liệu T, và dữ liệu T này được chia tách làm 3 đoạn T1, T2, T3. Nếu không có sharding, A, B và C sẽ cùng hoạt động trên T. Nếu có sharding, A, B, và C sẽ hoạt động riêng biệt trên T1, T2 và T3 tương ứng, mỗi nút một đoạn. Đó là lí sharding làm tăng hiệu suất của quá trình xử lý dữ liệu lên theo cấp số nhân.
2. Blockchain của NEAR coin hoạt động như thế nào?
Giao thức của NEAR coin hoạt động trên thuật toán Proof-Of-Stake (PoS). Khác với Proof-of-Work (PoW) – nơi những giao dịch và đồng coin mới được xác nhận bởi sức mạnh tính toán từ hệ thống máy tính phần cứng khổng lồ, PoS thực hiện điều đó bởi những tình xác thực.
Sức mạnh từ những trình xác thực này có được từ số dư nhóm đặt cược, và nó được dùng để xác nhận tất cả các hoạt động. PoS cũng điều hành mạng, đồng thời cấp phần thưởng đến người xác nhận hoặc người lập trình. Mặc dù nghe thì có vẻ PoS sẽ cung cấp các tùy chọn mà người dùng có thể kiếm thêm tiền thưởng thông qua việc đặt cược các token NEAR, tuy nhiên sẽ dẫn đến một số rủi ro về tính bảo mật. Ví dụ như người xác nhận thực hiện hành vi gian lận. Điều này sẽ khiến chính họ và người đặt cược sẽ phải nhận các mức phạt.
Một số lưu ý về trình xác thực mạng NEAR Coin bao gồm:
- Giao thức NEAR coin sẽ xác định trình xác thực mạng dựa trên cổ phần của người dùng.
- Những người xác thực được đăng ký lại thông qua việc tự động reset và đặt lại những mã token của họ, và cộng thêm các phần thưởng đã được tích lũy.
- Người dùng tiềm năng yêu cầu có cổ phần trên một mức nào đó được quy định.
- Người dùng có thể củng cố tài sản cổ phần phần một trong hai cách: mua mã token hoặc mượn mã token bằng cách ủy quyền cổ phần.
- Phần thưởng người dùng nhận được sẽ tỷ lệ thuận cùng với tiền cược của họ. Nghĩa là, số tiền người dùng đặt cược càng nhiều thì phần thưởng họ nhận được càng lớn.
3. NEAR Coin, NEAR token:
NEAR coin sử dụng cơ chế đồng thuận. Cơ chế này có tên là Nightshade – một mô hình tương tự một chuỗi khối độc nhất. Anh em hãy tưởng tượng toàn bộ giao dịch trong blockchain sẽ được chia thành những phần vật lý khác nhau, mỗi phân đoạn là một phần. Và lưu ý, mỗi phân đoạn khác nhau chỉ được phép xác thực với các nút duy trì tương ứng.
Sự đồng thuận dựa trên cơ chế đồng thuận chính là dây chuyền có trọng lượng nặng nề nhất. Lí do là bởi khi một người sản xuất coin thiết lập được một khối, họ cần phải thu thập chữ ký từ những nút trên trình xác nhận. Sau đó, trọng lượng của mỗi khối chính là số tiền tích lũy từ toàn bộ những ai có chữ ký trên khối đó. Đó là lí do tại sao nó lại nặng nề đến vậy.
Các chức năng của NEAR token có thể kể đến đó là:
- Thực hiện thanh toán phục vụ cho việc xử lý giao dịch cũng như lưu trữ dữ liệu trên hệ thống.
- Chạy nút xác thực tương tự một phần của mạng thông qua việc tham gia tại quá trình đặt cược.
- Phân bổ tài nguyên trên mạng cũng như hướng kỹ thuật phương hướng mà nó sẽ đi đến thông qua việc can thiệp vào quá trình quản trị.
3. Làm sao để sở hữu NEAR coin?
Có 2 cách để sở hữu NEAR coin, 1 là bạn mua trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase,… Cách 2 là staking – nghĩa là đặt cược.
Đối với cách đầu tiên, bạn cần tạo tài khoản trên một sàn giao dịch bất kỳ. Lưu ý, hãy chọn sàn giao dịch đáng tin và có nhiều review tốt, đồng thời cũng cân nhắc các khoản phí trên sàn. Một số loại phí thường thấy là phí giao dịch, phí rút tiền, phí chuyển đổi tiền fiat sang tiền điện tử.
Sau khi có một tài khoản được xác thực, bạn hãy tải một ví phần mềm về để đựng tiền. Thông thường, các sàn giao dịch sẽ hỗ trợ người dùng ví điện tử luôn, nhưng bạn vẫn có thể dùng một ví riêng của mình để đựng tiền ở tất cả các sàn.
Khi chuẩn bị đầy đủ xong, bạn có thể thực hiện mua NEAR Coin bằng cách tìm kiếm nó trên các sàn giao dịch và thực hiện lệnh mua. Có thể bạn sẽ gặp trục trặc nếu tiền của bạn gửi vào không được phép mua đồng coin này. Lúc này, bạn hãy sử dụng phương thức chuyển đổi tiền tệ sang đồng USDT hoặc một số loại tiền được cho phép.
Đối với cách thứ 2 – staking – đặt cược, bạn cần có một lượng NEAR Coin trước, sau đó dùng lượng coin mình có để đặt cược. Việc đặt cược có thể mang đến tiền lời khá nhiều nếu bạn phán đoán đúng. Trong thời gian đặt cược, NEAR Coin sẽ bị khóa. Do đó, nếu trong quá trình đặt cược, bạn lỡ cần gấp tiền để giải quyết vấn đề cá nhân nào đó thì không thể đụng vào số tiền đặt cược này được. Do đó, cần phải cân nhắc thật kỹ.
Sau khi quá trình đặt cược kết thúc, bạn cần làm một thao tác để tiền trở lại ví, đó là hủy đặt cược. Dù thời gian đã hết hạn nhưng nếu bạn không thực hiện hủy staking thì bạn vẫn không thể sử dụng được số tiền đó.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về cầu trúc cũng như cách hoạt động của NEAR coin.
NEAR coin thiết lập trên một cấu trúc blockchain được mở rộng và rất vững chắc dựa trên cơ sở thuật toán Proof-Of-Stake. Chính vì vậy nó cho phép các giao dịch được thực hiện nhanh chóng cũng như đa dạng thao tác cho mã token NEAR, có thể kể đến là việc đặt cược hay sử dụng nút xác thực.