Sự biến động của thị trường tiền điện tử là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có những lúc thị trường dao động và giảm đáng kể. Vậy thì nguyên nhân do đâu mà có hiện tượng Bitcoin crash này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới này bạn nhé.
Bitcoin crash là gì?
Bitcoin crash là hiện tượng xảy ra khi giá trị Bitcoin giảm xuống đáng kể hơn 10% chỉ trong một ngày. Dựa trên yếu tố niềm tin mà giá trị trường Bitcoin có sự thay đổi. Chính vì vậy giá Bitcoin giảm giá bất cứ khi nào tiện ích dài hạn của nó được nhắc đến. Những yếu tố cơ bản này có thể kể đến như việc thông báo quan trọng của công ty, hoặc thậm chí có những quyết định về sự điều chỉnh quy định trong chính sách của quốc gia cũng là một ví dụ cho sự giảm đột ngột Bitcoin trên sàn.
Vào năm 2017 tại Trung Quốc công bố quyết định hạn chế việc giao dịch trao đổi tiền điện tử ảo. Ngay khi công bố ra thị trường thì giá Bitcoin giảm đến 6%. Dù có lệnh cấm cũng như sự sụt giảm nghiêm trọng thì các giao dịch tiền điện tử vẫn cứ tiếp tục diễn ra bằng cách thay đổi hệ thống sàn sang quốc gia Hồng Kông và Nhật Bản.
Thêm một sự kiện khác vào tháng 1/2021 xuất phát từ phát ngôn của Elon Musk, thông tin tiết lộ đến thị trường rằng Tesla đã mua một lượng BTC trị giá $1.5B. Và thế là những nhà đầu lớn ngay lập tức chạy theo điển hình như ông lớn MicroStrategy, One Asset River Management…Giá Bitcoin ngay lập tức tăng cao đến $65.000 vào khoảng giữa tháng 4. Nhưng ngay sau đó Bitcoin crash khá lớn đã diễn ra do Tesla vô hiệu hóa thanh toán BTC chỉ bởi thị trường ảnh hưởng lớn đến việc khai thác Bitcoin.
Những lần Bitcoin crash điển hình
- Ngày 10/4/2013: Đây chính là một đợt Bitcoin crash lớn điển hình trong lịch sử của Bitcoin. Ngay khi tổ chức FinCEN – một mạng lưới thực thi tội phạm tài chính của Hoa Kỳ tuyên bố rằng các sàn giao dịch tiền điện tử phải đăng ký với tư cách là “money transmitter” thì ngay lập tức Bitcoin crash diễn ra khiến giá Bitcoin sụt giảm nghiêm trọng ước tính khoảng hơn 73.1% chỉ trong vòng một ngày.
- Tháng 12/2017 – 2018: Thời điểm này Bitcoin đang đạt mức đỉnh gần $20.000, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó và cho đến nay vẫn chưa có cột mốc cao hơn vậy. Thế nhưng vào ngày 27/12 bong bóng vỡ ra chỉ vì nguồn cung quá dư thừa dẫn đến nhiều vụ hack quá lớn tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chính vì điều đó đã khiến Bitcoin crash diễn ra với mức giá sụt giảm là 84%.
- Ngày 12/3/2020: Đại dịch Coronavirus ập đến trên toàn cầu, ngay khi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa tin thì lại một lần nữa Bitcoin crash khiến giá trị giảm mạnh 40%. Nhất là cột mốc giá trị của Bitcoin từ $10000 rớt xuống còn $4000 chỉ trong vòng 1 tháng.
- Tháng 5/2021: Sau hai đợt điều chỉnh xuất phát từ một bài viết của Elon Musk đã tweet nói về vấn đề khai thác Bitcoin đã ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái. Cộng thêm việc thời điểm đó Trung Quốc vẫn đang cấm lệnh các tổ chức tài chính và các công ty giao dịch tiền điện tử khiến Bitcoin crash làm giá Bitcoin giảm 53%.
- Tháng 6/2021: Đây là thời điểm mà Bitcoin dần trở nên phổ biến rộng rãi hơn trên thị trường tài chính thế giới. Bitcoin được nhiều người tìm đến như một nhân tố cho sự thay đổi cuộc chơi đầy tính tiềm năng của họ. Có những người mới tham gia vào dù chưa thực sự hiểu sâu sắc về nó nhưng vẫn đầu tư vào bởi giá Bitcoin được dự đoán từ $2 lên đến $32.
Thế nhưng, hàng trăm tài khoản trên sàn Mt.Gox (một sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới) đã bị hacker xâm nhập và chiếm giữ, tổng thiệt hại mất đi Bitcoin lên đến hàng triệu USD, giá của Bitcoin thời điểm ấy giảm 99% chỉ còn $0.01.
Nguyên nhân dẫn đến Bitcoin crash
- Các sự kiện kinh tế vĩ mô: Tình trạng về kinh tế của các gia sẽ có sự tác động ít nhiều đến các loại tiền tệ trong đó có Bitcoin. Để có thể dễ dàng tăng chuỗi nhu cầu của những quốc gia có đồng tiền Fiat dễ bị lạm phát cao và bốc hơi nhanh chóng, họ lựa chọn những loại tài sản thay thế điển hình như Bitcoin. Chính vì nhu cầu quá lớn sẽ kéo theo trị giá tăng theo.
- Thông báo từ những công ty lớn: Ví dụ điển hình như công ty của tỷ phú Elon Musk về lĩnh vực xe Tesla.
- Điều chỉnh bất ngờ trong các quy định và chính quốc quốc gia: Điển hình như Trung Quốc thông báo lệnh cấm thanh toán giao dịch tại các công ty tổ chức tài chính. Điều này gây ra một sự Bitcoin crash lên đến 30% chỉ trong vòng 24 giờ khi lệnh được thông báo ra thị trường.
Ngoài các yếu tố trên, cũng có thể nói đến vấn đề cung và cầu trong thị trường. Giả sử như mức nhu cầu đối với đồng tiền Bitcoin tăng cao vượt qua khả năng của chuỗi cung ứng thì lập tức giá sẽ tăng lên. Có thể hiểu rằng tất cả những lần Bitcoin crash đều trực tiếp liên quan chặt chẽ đến tiện ích lâu dài của nó mang lại. Nhu cầu sẽ lập tức giảm tạm thời và tiếp đó diễn ra vụ Bitcoin crash chỉ bởi sự hoài nghi và các câu hỏi.
Chiến thuật HOLD khi Bitcoin crash diễn ra
Thị trường tiền điện tử là một nơi đầy biến động trong đó có Bitcoin. Sự tăng giảm không thể đoán trước được của Bitcoin, có thời điểm tăng đến 600%, nhưng cũng có lúc Bitcoin crash diễn ra làm giảm chỉ còn 80%. Để có thể chống lại những thời điểm biến động dữ dội, cách tốt nhất chính là nắm giữ nó và khả năng cao bạn là người chiến thắng trong cuộc chơi này.
Hãy mở rộng tầm nhìn, khả năng tương lai còn rất nhiều sự thay đổi nữa. Như đã phân tích vào năm 2017, dù trải qua các đợt Bitcoin crash nhưng giá Bitcoin vẫn cứ tăng đáng kể lên đến 1000% trong suốt khoảng thời gian đó. Vậy nên, kế hoạch lâu dài sẽ có lợi cho bạn nhiều hơn là bạn nghĩ. Tính đến thời điểm hiện tại, Bitcoin chỉ mới đi được một thập kỷ và vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, sự lên xuống giá trong biến động của thị trường cũng là điều dễ hiểu.
Đối với những nhà đầu tư quyết định giữ tiền điện tử của họ để chống lại hai khuynh hướng phổ biến trên thị trường tài chính tiền mã hóa. Những người này được gọi dưới cái tên là Hodl-er.
Hodl – xuất phát từ một trader tên GameKyubbi khi ông đăng tải trên mạng xã hội “I am hodling”, và do lỗi đánh máy đã dẫn đến một xu hướng meme trong thị trường. Hodl được dùng phổ biến và được ám chỉ đến việc nắm giữ một tài sản trong thời gian lâu dài.
- Fear of Missing Out (FOMO): đây là một loại cảm xúc sợ hãi nếu như phải bỏ mất một cơ hội kiếm lợi nhuận khi các nhà đầu tư muốn mua một loại tài sản ví dụ như đồng Bitcoin.
- Fear-Uncertainty-Doubt (FUD): thuật ngữ này ám chỉ đến việc sợ và nghi ngờ, không kiên định. Được hiểu nôm na rằng đây như một chiến thuật nhằm gây hoang mang và ảnh hưởng đến nhận thức người dùng khác bằng cách tung ra thị trường kinh doanh, chính trị những tin sai lệch, không có căn cứ xác thực.
Bitcoin crash luôn xảy ra ngay khi có những động thái đột ngột từ một quốc gia, công ty… Thậm chí là những thông báo mang tính quyết định thay đổi những quy định nào đó trong thị trường tài chính tiền ảo. Dù thị trường có biến động và dẫn đến nhiều lần Bitcoin crash, nhưng đó cũng là điều đương nhiên và dễ hiểu. Vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng, hãy luôn có những chiến lược thông minh trong việc đầu tư vào thị trường tiền mã hóa này bạn nhé.